Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

200 cau trac nghiem nv 11
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
1. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh kể về việc gì?
A. Tác giả được triệu vào kinh để chữa bệnh cho thế tử Cán.
B. Tác giả được mời vào phủ chúa để thưởng ngoạn cảnh đẹp.
C. Ngắm cảnh đẹp nơi phủ chúa, tác giả tức cảnh làm thơ.
D. Tác giả về kinh đô thăm bạn bè.
2. Dụng ý của tác giả khi dùng từ thánh thượng trong tác phầm là gì ?
A. Đề cao vị thế và uy quyền của vua Lê.
B. Nói lên ân đức to lớn của vua Lê với đất nước.
C. Phản ánh sự lộng quyền của chúa Trịnh lúc bấy giờ.
D. Cách gọi trang trọng chỉ ngôi thứ của vua quan.
3. Bút pháp miêu tả sử dụng trong tác phẩm nhằm làm nổi bật điều gì?
A.Cảnh sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh.
B. Uy quyền to lớn của chúa Trịnh .
C. Sự ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đạp của phủ chúa.
D. Sự trang nghiêm của phủ chúa.
3.Bút pháp miêu tả được sử dụng trong tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh nhằm làm nổi bật điều gì?
A. Cảnh sống xa hoa quuyền quí của chúa Trịnh.
B. Uy quyền to lớn của chua Trịnh.
C. Sự ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của phủ chúa.
D. Sự trang nghiêm của phủ chúa.
4. Bài thơ của tác giả trong đoạn trích nói lên điều gì ?
A.Sự thần phục của ông trước cảnh đẹp của phủ chúa.
B. Sự tự ti của ông trước cảnh giàu sang của phủ chúa.
C. Sự băn khoăn của ông trước cảnh giàu sang của phủ chúa.
D. Sự ngỡ ngàng của ông trước cảnh đẹp và giàu sang của phủ chúa.
5. Câu nào trong bài thơ nói lên được điều đó ?
A. Quê mùa, cung cấm chưa quen.
B. Cảnh trời Nam sang nhất là đây
C. Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới.
D. Rèm châm, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.
6. Nhận xét nào đúng với giọng điệu của bài thơ đó ?
A. Mỉa mai, châm biếm nhẹ nhàng . C. Tha thiết, ân tình
B. Đằm thắm, yêu thương D. Hài hước, dí dỏm.
7. Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của việc đưa bài thơ vào tác phẩm?
A. Thể hiện tài năng thơ ca của tác giả.
B. Làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm.
C. Làm tăng tính hàm súc của tác phẩm.
D. Thể hiện tính ngẫu hứng trong cảm xúc của tác giả.
8. Nếu chỉ lo dùng thứ thuốc công phạt khắc bác, mà không biết rằng nguyên khí càng hao mòn dần thì chỉ làm
cho người thêm yếu. Bệnh thế này không bổ thì không được. Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm làm có
kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được nữa. Chi bằng ta dùng thứ phương
thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu. Nhưng rồi lại nghĩ : Cha ông mình đời đời chịu
ơn của nước, ta phải dốc hết cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được.
Đoạn văn trên làm nổi bật được điều gì?
A. Sự băn khoăn của tác giả trong việc lựa chọn thuốc để chữa bệnh.
B. Lòng trung thành của gia đình tác giả với đất nước.
C. Sự coi thường giàu sang và danh vọng của tác giả.
D. Diễn biến tâm trạng phức tạp của tác giả khi chữa bệnh.
9. Nhận định nào khái quát được vẻ đẹp ở con người tác giả được thể hiện trong đoạn văn trích ở câu 13 ?
A. Là một thầy thuốc có lương tâm.
B. Là một thầy thuốc có trách nhiệm
C. Là một thầy thuốc coi thường danh lợi.
D. Là một lương y.
10. Lối viết kí của Lê Hữu Trác trong đoạn trích có nét đặc sắc gì?
A. Có nhiều chi tiết, sự việc mang tính hư cấu cao .
B. Bộc lộ thái độ một cách kín đáo qua miệu tả khách quan.
C. Sử dụng các hình ảnh, biểu tượng đa nghĩa.
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp, mạnh mẽ.
11. Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện được khá đầy đủ phẩm chất của những ai?
A. Nhà nho, nhà thơ, thầy thuốc C. Nhà văn, nhà thơ, ông quan
B. Nhà nho, nhà thơ, ông quan D. Nhà văn, thầy thuốc, ông quan
CHA TÔI
1. Bài Cha tôi thuộc loại văn nào ?
A. Hồi kí B. Kí sự C. Tự thuật D. Tùy bút
2. Văn bản chủ yếu nói về vấn đề gì ?
A. Tình cảm cha con của tác giả.
B. Việc thi cử của tác giả.
C. Truyền thống hiếu học của gia đình tác giả.
D. Tài năng của thân phụ tác giả.
3. Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức nào?
A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận.
4. Nhân vật trung tâm của văn bản là ai?
A. Tác giả C. Thân phụ tác giả
B. Người bác của tác giả D. Quan giám khảo Hà Duy Phiên
5. Nhân vật trung tâm chủ yêu được thể hiện ở phương diện nào?
A. Hành động C. Suy nghĩ
B. Lời nói D. Nhận xét của người khác
6. Ý nào sau đây không phải là sự kiện chính được nói đến trong văn bản ?
A. Tác giả vào Huế thi Hương C. Tác giả vào Huế thi Đình
B. Tác giả vào Huế thi Hội D. Người bác của tác giả mất