Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

2 Quản lý hoạch toán nguyên vật liệu.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời nói đầu
Hoạt động trong cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô của nhà nước, đồng thời chịu nhiều
sự chi phối của nhiều quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự
lấy thu bù chi và có lãi. Để đạt được những yêu cầu đó cần phải nâng cao công tác quản lý và
hạch toán kế toán là một trong những công cụ có hiệu quả nhất. Nó giám sát và quản lý chặt
chẽ, phản ánh khách quan quá trình sản xuất và giúp cho doanh nghiệp đạt mục tiêu đã đề ra:
giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong đó chi phí NVL là yếu tố cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Sự biến động về nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu trên. Do đó quản lý,
hạch toán tốt nguyên vật liệu cũng là một yếu tố chính trong công tác tổ chức hạch toán và quản
lý chung của đơn vị để đạt được yêu cầu đã đề ra.
Cùng với những kiến thức bổ ích tiếp thu ở khoá học tôi viết chuyên đề này hy vọng sẽ
vận dụng được cơ sở lý luận vào thực tiễn, mong rằng sẽ góp phần nhỏ bé trong ý kiến của
mình để hệ thống kế toán ngày càng hoàn thiện hơn và phát huy tác dụng to lớn của nó trong
thực tiễn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có 3 phần:
Phần I: Những lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh.
Phần II: Thực tiễn công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp số 12.
Phần III: Một số nhận xét và giải pháp hoàn thiện.
Tuy nhiên với thời gian và trình độ còn hạn chế nên quá trình nghiên cứu sẽ không tránh
khỏi những sai sót về lý luận cũng như kiến thức. Tôi rất mong được sự góp ý của thầy giáo để
bài viết được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
1
Phần I
Lý luận chung về kế toán vật liệu trong quá trình sản xuất
1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
a. Vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Là một trong 3 yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất và là cơ sở vật chất để hình thành
nên sản phẩm mới. Do đó nếu thiếu vật tư không thể tiến hành được các hoạt động sản xuất vật
chất nói chung và xây dựng nói riêng. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển giá trị một lần vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ. Do vậy việc cung cấp nguyên vật liệu có đầy đủ kịp thời hay không
có ảnh hưởng to lớn đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Sản xuất sẽ bị đình trệ nếu không
có nguyên vật liệu, nhưng khi có rồi thì nguyên vật liệu đó phải đảm bảo quy cách, phẩm chất
thì sản phẩm tạo nên mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí về nguyên vật liệu thì chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm bởi vậy cần tập trung quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu
ở tất cả các khâu: thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu nếu hạ thấp chi phí sản
xuất sản phẩm trong chừng mực nhất định giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất
còn là cơ sở để tăng thêm sản phẩm xã hội. Có thể nói rằng nguyên vật liệu giữ vị trí quan
trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất.
b. Yêu cầu quản lý:
Quản lý vật liệu là yếu tố khách quan của mòi nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên do trình độ
sản xuất khác nhau cho nên phạm vi mức độ và phương pháp quản lý cũng khác nhau. Dưới
chế độ XHCN nền sản xuất ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở thoả mãn không ngừng
những nhu cầu vật chất và văn hoá của mọi tầng lớp trong xã hội. Việc sử dụng vật liệu một
cách hợp lý, tiết kiệm có kế hoạch ngày càng được coi trọng. Công tác quản lý vật liệu là
nhiệm vụ của tất cả mọi người nhằm với sự hao phí ít nhất nhưng lại thu được hiệu quả kinh tế
cao nhất.
Công tác hạch toán nguyên vật liệu ảnh hưởng quyết định đến việc hạch toán giá thành,
cho nên để đảm bảo tính chính xác việc hạch toán giá thành thì trước hết hạch toán vật liệu
cũng phải chính xác. Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh
doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ vật liệu ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và
sử dụng. Đó là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp, luôn
được các nhà quảnlý doanh nghiệp quan tâm. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, xuất phát từ
chức năng của kế toán, kế toán trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt các khâu sau:
2