Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

16-17 Bồi Dưỡng Nâng Ca Kĩ Năng Sống Cho Trẻ.docx
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
831

16-17 Bồi Dưỡng Nâng Ca Kĩ Năng Sống Cho Trẻ.docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đây là một quan điểm mà toàn xã hội nói

chung và ngành giáo dục nói riêng hướng tới mục tiêu cho sự phát triển bền vững của

một đất nước. Trong đó, ngành Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự

nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Nghị quyết đại hội Đảng lần

thứ XII, thứ VIII xác định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho

giáo dục là đầu tư cho phát triển, là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam là

một nước đang trên đà phát triển và hội nhập với các nước tiên tiến, phát triển trên

toàn cầu, vậy có thể thấy được một đất nước phát triển tốt là một đất nước có nền

giáo dục tốt. Nhận thức được vấn đề cần thiết và hết sức quan trọng của nền giáo dục

nên giáo dục luôn được đông đảo mọi tầng lớp quan tâm. Giáo dục như thế nào là tốt,

là có hiệu quả, đây là vấn đề mà tất cả mọi người quan tâm, đặc biệt là những người

làm công tác giáo dục.

Trong những năm gần đây, giáo dục không ngừng đổi mới về hình thức, nội

dung và phương pháp giáo dục từ việc học, việc dạy đến việc thi tốt nghiệp, đại học.

Điều đó cho thấy sự cố gắng không ngừng của nền giáo dục để đưa chất lượng ngày

càng tốt hơn, đáp ứng với sự phát triển chung của toàn cầu về mọi mặt. Đặc biệt là

việc dạy học hướng vào học sinh, lấy học làm trung tâm, học sinh chủ động tham gia

và lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái. Để học sinh hứng thú học tập và tích cực

tham gia hoạt động thì việc dạy kỹ năng sống cho học sinh đặc biệt là lứa tuổi mầm

non càng phải được chú trọng hơn, bởi lứa tuổi mầm non là nền móng, là then chốt,

là cơ sở để phát huy tối đa hiệu quả của việc giáo dục, là tiền đề cho sự phát triển sau

này của trẻ.

Lứa tuổi mầm non, đặc biệt là tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những

“cái đẹp” xung quanh, trẻ tư duy trực quan hình tượng, trẻ thích được ngắm nhìn

1

những điều mới lạ, những hình ảnh đẹp, cử chỉ đẹp, thái độ ứng xử đẹp,... làm cho trẻ

có suy nghĩ mong muốn làm được cái đẹp, hướng tới cái đẹp, đưa đến niềm vui cho

mọi người xung quanh, tạo nên tinh thần thoải mái, khiến trẻ cảm thấy gắn bó với

con người và thế giới xung quanh trẻ, qua đó giúp trẻ dễ dàng chiếm lĩnh các tri thức

về thế giới xung quanh và từ đó trẻ học làm “người”.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiện nay là điều mà mỗi cá nhân, bậc làm

cha, làm mẹ điều phải quan tâm, đáp ứng nhu cầu đó nhiều trung tâm rèn luyện giáo

dục kỹ năng sống lần lượt ra đời. Tuy nhiên, dạy trẻ kỹ năng sống như thế nào là việc

không hề đơn giản. Có người cho rằng muốn trẻ học kỹ năng sống phải đến gặp

chuyên gia hay đợi trẻ thật sự đủ lớn mới dạy. Nhưng thiết nghĩ kĩ hơn thì những giáo

viên mầm non, các bậc phụ huynh là những chuyên gia tâm huyết, tuyệt với nhất đối

với trẻ. Điều quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục kỹ năng sống chính là việc

“không nên cấm đoán trẻ làm mà hãy dạy trẻ cách thực hiện chúng”. Cô giáo, cha mẹ

là tấm gương, bằng việc làm đơn giản, gần gũi hàng ngày mà dạy kỹ năng sống cho

trẻ.

Thế nhưng trong thực tế việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đã được thực hiện

nhưng chưa đúng mực, chưa có sự phối hợp đồng bộ của nhà trường, gia đình và xã

hội, giáo viên trao đổi với phụ huynh nhưng không có thông tin phản hồi. Trẻ có được

sự giáo dục kỹ năng sống nhưng cũng chỉ chung chung, chưa có chuẩn mực, chưa

thường xuyên và lâu dài, chưa nhất quán, khi nhớ thì dạy, không thì bỏ qua. Chính vì

thế mà tình trạng trẻ có biểu hiện trầm cảm, tự kỉ tăng lên và được nói đến nhiều trên

các phương tiện thông tin đại chúng, trẻ thờ ơ với quanh, không quan tâm tới bạn bè,

không có tinh thần hợp tác chia sẻ, trẻ chưa có sự mạnh dạn trong giao tiếp, ứng xử

chưa phù hợp với các tình huống xảy ra trong cuộc sống- đó là nỗi lo lắng về thế hệ

trẻ và gánh nặng cho xã hội sau này.

Trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình trẻ cần được học các kỹ năng tự phục vụ

bản thân như đánh răng, rửa mặt, vệ sinh…Ngoài ra trẻ cần nhận biết được các nguy

hiểm xung quanh mình như những nguy hiểm từ lửa, điện, nước, người lạ…từ đó trẻ

biết ứng phó với những tình huống có thể xảy ra. Những kỹ năng về giao tiếp xã hội

2

cũng rất cần thiết với trẻ mầm non như những kỹ năng chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…và

các tình huống trong giao tiếp. Việc dạy các kỹ năng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non

là “hành trang cần thiết cho trẻ khi chuẩn bị bước vào lớp 1”, giúp trẻ vượt qua giai

đoạn khủng hoảng tâm lý một cách nhẹ nhàng. Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm

non cần phải có sự lien hệ mật thiết với gia đình trẻ vì trẻ học hỏi nhiều nhất từ chính

bố mẹ của mình. Phụ huynh phải là những tấm gương để trẻ noi theo.

Với lý do trên tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng, nâng cao giáo dục kỹ năng sống

cho trẻ mầm non” để làm đề tài nghiên cứu.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Trẻ Mẫu giáo 5 tuổi.

- Module 2: Đặc điểm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội, mục tiêu và những

kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về tình cảm, kĩ năng xã hội; Tài liệu tập huấn hè,…

- Giáo viên, phụ huynh học sinh.

3. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1 Mục tiêu:

- Nghiên cứu đề tài để tìm ra một số biện pháp tốt nhất nhằm xây dựng, hình

thành và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sống tích cực cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển

toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về

đạo đức”.

3.2 Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu lý luận, thực tiễn, phân tích kết quả nghiên cứu và rút ra một số giải

pháp, kinh nghiệm cho bản thân cũng như cho đồng nghiệp và các bậc phụ huynh

trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, phù hợp thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực,

tự tin, hợp tác, giao tiếp đúng mực, ham mê khám phá trải nghiệm của trẻ mầm non

với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Tạo nên môi trường giáo dục lành

mạnh, thân thiện, mang tính tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa bố mẹ

và con, nhằm xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách con người, tăng sức đề kháng và

năng lực hội nhập cho con trẻ tự tin vững bước trong tương lai.

4. Giả thuyết khoa học:

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!