Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

150 câu trắc nghiệm hành chính - kinh doanh - thương mại - lao động - Tài liệu ôn thi viện kiểm sát
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
787.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1075

150 câu trắc nghiệm hành chính - kinh doanh - thương mại - lao động - Tài liệu ôn thi viện kiểm sát

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật

1

TỔNG HỢP 150 CÂU TRẮC NGHIỆM

(Viện 3)

I. PHẦN HÀNH CHÍNH 50 CÂU.

Câu 1. Nhận định “Tranh tụng trong TTHC chỉ đến khi có Luật TTHC 2015 mới

được quy định” là đúng hay sai?

Đáp án: Sai (hoạt động tranh tụng vẫn có quy định trong Luật TTHC 2010 mặc

dù chưa quy định thành các Điều luật cụ thể như Luật TTHC 2015 tại các Điều 18 Bảo

đảm tranh tụng trong xét xử, Điều 175, Điều 236 Nội dung và phương thức tranh tụng

tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm…)

Câu 2: Việc Tòa án yêu cầu người bị kiện cung cấp tài liệu để xác định tính có

căn cứ của Quyết định hành chính bị kiện là hoạt động tranh tụng, đúng hay sai?

Đáp án: Đúng (Điều 18, do đây là một trong những hoạt động thu thập chứng cứ

phục vụ cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án)

Câu 3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nộp đơn, trình bày lý do yêu cầu

Tòa án giữ nguyên quyết định hành chính không phải là hoạt động tranh tụng, đúng

hay sai?

Đáp án: Sai (do đây là nguồn chứng cứ để các bên tranh tụng nên là một trong

những hoạt động tranh tụng)

Câu 4. Kiểm sát viên phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án là hoạt động

tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (Điều 190 Phát biểu của KSV: sau khi kết thúc phần tranh luận và

chỉ nói về hoạt động chấp hành pháp luật và ý kiến về giải quyết vụ án)

Câu 5. Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề

mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã nêu đối với kháng nghị

của VKS là hoạt động tranh tụng, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (Viện kiểm sát không phải là một bên tranh tụng)

Câu 6. Trong mọi trường hợp, Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế về thời gian

và các vấn đề đưa ra tranh tụng, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (Khoản 3 Điều 175, Chủ tọa phiên tòa có quyền cắt ý kiến không

liên quan đến vụ án)

Câu 7. Luật TTHC 2015 quy định “dữ liệu điện tử” là nguồn chứng cứ, đúng hay

sai?

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật

2

Đáp án: Đúng (Khoản 1 Điều 81)

Câu 8. Mọi chứng cứ Tòa án thu thập để giải quyết vụ án hành chính đều phải

được thông báo cho đương sự biết để họ thực hiện quyền tiếp cận, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (Điều 96, 98 có trừ các chứng cứ có liên quan đến bí mật quốc

gia…)

Câu 9. Từ 01/7/2016, Tòa án có thể cấp, tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự

bằng phương tiện điện tử, đúng hay sai?

Đáp án: Đúng (Khoản 2 Điều 102)

Câu10. Từ 01/7/2016, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án có

quyền kiến nghị đến cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn

bản quy phạm pháp luật vi hiến, đúng hay sai?

Đáp án: Đúng (Điều 111, 112)

Câu 11. Từ 01/7/2016, người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện qua cổng thông

tin điện tử của Tòa án, đúng hay sai?

Đáp án: Đúng (Điều 119)

Câu 12. Kể từ 01/7/2016, TAND cấp cao có thẩm quyền giám đốc việc xét xử

của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, đúng

hay sai?

Đáp án: Sai (mà là từ 01/6/2015 theo Luật Tổ chức TAND 2014)

Câu 13. Mọi trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự

đều phải được Tòa án cấp Giấy chứng nhận, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (Theo Luật TTHC 2015 thì Tòa án không cấp Giấy chứng nhận mà

xác nhận vào đơn yêu cầu của đương sự. Điều 61)

Câu 14. từ 01/7/2016, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách

pháp nhân tham gia TTHC thì các thành viên có thể ủy quyền cho một thành viên hoặc

người khác làm đại diện tham gia TTHC, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (đến 01/7/2017 quy định này (Điều 60) mới có hiệu lực theo hiệu lực

của Bộ luật dân sự 2015)

Câu 15. Luật TTHC 2015 không quy định trường hợp Tòa án xét xử vụ án hành

chính mà không có mặt tất các các đương sự, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (Theo Điều 158, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong trường hợp

vắng mặt tất cả các đương sự khi có đủ các điều kiện theo luật định)

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật

3

Câu 16. Luật TTHC 2015 quy định thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm đối với

đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án tính từ ngày bản

án được giao cho họ hoặc được niêm yết, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (Khoản 1 Điều 206, phải có thêm điều kiện vắng có lý do chính

đáng, nếu không vẫn tính từ ngày tuyên án)

Câu17. Thời hạn nộp tạm ứng án phí phúc thẩm là 5 ngày kể từ ngày nhận được

thông báo của Tòa án, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (Khoản 2 Điều 209, thời hạn này là 10 ngày)

Câu 18. Tại phiên tòa phúc thẩm, người bị kiện sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành

chính bị khởi kiện thì HĐXX hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, đúng

hay sai?

Đáp án: Sai (Khoản 1 Điều 235, phải có thêm điều kiện người khởi kiện đồng ý

rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút

yêu cầu)

Câu 19. Tất cả các vấn đề của vụ án hành chính đều được đưa ra tranh luận tại

phiên tòa phúc thẩm, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (Khoản 1 Điều 239, chỉ tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi

xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm)

Câu 20. Thủ tục đối thoại không áp dụng trong giải quyết vụ án hành chính theo

thủ tục rút gọn, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (Khoản 3 Điều 249, sau khi khai mạc phiên tòa, thẩm phán tiến hành

đối thoại, trừ trường hợp không tiến hành đối thoại được).

Câu 21: Thủ tục giám đốc thẩm bắt đầu từ khi nào?

a. Từ khi nhận được đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm trong thời hạn luật

định của đương sự.

b. Từ khi có kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền.

Đáp án: b. Vì theo Điều 254 Luật TTHC giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết

định có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm.

Câu 22: Trong những trường hợp nào thì người có thẩm quyền kháng nghị giám

đốc thẩm ban hành kháng nghị giám đốc thẩm?

a. Có báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân cấp

sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!