Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

14 sởi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỆNH SỞI
TS.BS. Hoàng Trường
MỤC TIÊU
Nêu được những đặc điểm dịch tễ học của bệnh sởi
Mô tả được đặc điểm sinh lý bệnh và miễn dịch của bệnh sởi
Mô tả và hiểu được giá trị của các triệu chứng trong các giai đoạn diễn tiến của bệnh sởi
điển hình
Biết cách chẩn đoán một trường hợp bệnh sởi điển hình
Biết cách theo dõi và chẩn đoán sớm các biến chứng thường gặp của bệnh sởi
Biết nguyên tắc điều trị và biết cách điều trị theo dõi một bệnh sởi điển hình
Nêu được các biện pháp phòng bệnh sởi cho cá nhân và cộng đồng.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Đại cương
Dịch tễ học
Sinh lý bệnh - giải phẫu bệnh học
Lâm sàng
Cận lâm sàng
Chẩn đoán
Điều trị
Phòng bệnh
1 ĐẠI CƯƠNG
1.1 Định nghĩa
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch, lây qua đường hô hấp, do virus sởi
gây ra. Bệnh hay gặp ở trẻ em với biểu hiện lâm sàng điển hình bằng sốt, viêm long hô hấp
và có dấu Koplik đặc hiệu trước khi hồng ban dạng sởi xuất hiện. Bệnh thường lành tính,
tự khỏi, tuy nhiên có thể gây tử vong do biến chứng viêm phổi hoặc viêm não. Phòng bệnh
hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc-xin.
1
1.2 Lịch sử bệnh
Sởi được ghi nhận trong các y văn thời cổ đại cách nay hơn 2000 năm .Vào thế kỷ thứ IX,
bác sĩ Persian Rhazes người Ả rập là người đầu tiên chính thức mô tả một cách cụ thể bệnh
sởi. Đến thế kỷ XVII, bác sĩ T.Sideman (Anh) và R.Morton (Pháp) mô tả sởi như là một
dạng đặc biệt của sốt phát ban và cho tới mãi thế kỷ thứ XVIII sởi mới được phân biệt
thành căn bệnh riêng trong nhóm bệnh sốt phát ban.
Năm 1957, Francis Home, bác sĩ người Scotland, đã chứng minh bệnh sởi gây ra bởi một
tác nhân nhiễm trùng.
Năm 1954, John F.Enders và Thomas C. Peebles đã thu thập mẫu máu của các sinh viên bị
bệnh trong một đợt dịch sởi xảy ra tại Boston, Massachusetts, Mỹ và họ đã phân lập thành
công siêu vi sởi ở mẫu máu của một sinh viên 13 tuổi tên là David Edmonston. Bảy năm
sau (1963) John Enders chuyển thành công virus chủng Edmonston –B thành vaccin sống
giảm độc lực.
Năm 1968 vaccin sởi được cải thiện thêm một lần nữa bởi Maurice Hilleman và cộng sự và
được đưa vào sử dụng đại trà. Vaccin sởi chủng Edmonston -Enders vẫn được sử dụng
rộng rãi cho tới nay.
1.3 Tác nhân gây bệnh
Virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae (trong nhóm này có vi rút quai bị, vi rút á cúm)
chủng Morbillivirus, là loại virus chứa RNA, có cấu trúc hình cầu, đường kính 100 – 250
nm, có vỏ bọc chứa lipid với bề mặt gồ ghề. Virus sởi có vài điểm khác với virus thuộc họ
Paramyxoviridae đó là vi rút sởi chỉ có 6 protein chính (thay vì 7 đối với các virus trong họ
Paramyxoviridae), trong số đó protein giúp virus bám dính (vào bề mặt tế bào ) có chứa
ngưng kết tố hồng cầu (hemaglutination), nhưng lại không có men neuraminidase, nên nó
không được hấp thu bởi những receptor của tế bào có chứa acid neuraminidic và thuốc
kháng virus bằng cơ chế ức chế neuraminidase sẽ không có hiệu quả trên virus sởi.
Virus sởi chỉ có một type huyết thanh duy nhất (serotype) nhưng có nhiều kiểu gen
(genotype) khác nhau. Hiện nay tổ chức y tế thế giới phân virus sởi thành 8 nhóm: A, B, C,
D, E, F, G, và H, bao gồm 23 kiểu gen A, B1, B2, B3, C1, C2, D1, D2, D3, D4, D5, D6,
D7, D8, D9, D10, E, F, G1, G2, G3, H1, và H2. Phân loại theo cấu trúc gen, giúp ta xác
định chính xác nơi xảy ra dịch là do loại genotype nào gây ra (hình 1).
Virus sởi có receptor là các phân tử CD46 ( có nhiểu ở bề mặt tế bào của hệ thống bổ thể),
CD 150 (tế bào lympho) và CD147 (tế bào biểu mô hô hấp), ngoài ra các receptor này còn
tồn tại trên bề mặt của rất nhiều tế bào khác của cơ thể.
2
Hình 1. Bản đồ phân bố kiểu gen của virus sởi trên thế giới (nguồn: http://www.who.int)
Vi rút sởi dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt. Ở 560C nó bị phá huỷ trong 30 phút.Virus vẫn còn sống
trong môi trường bên ngoài khoảng 60 phút. Nó bị bất hoạt bởi tia cực tím và một số tác
nhân lý hoá khác. Ngược lại nó tự sống sót được trên 5 năm ở nhiệt độ - 700C.
2 DỊCH TỄ HỌC
2.1 Nguồn bệnh
Bệnh nhân sởi là nguồn lây bệnh duy nhất. Không ghi nhận người lành mang bệnh, không
ghi nhận người bệnh không triệu chứng (không theo qui luật “tảng băng chìm” hay gặp
trong một số bệnh truyền nhiễm khác).
Người bệnh có khả năng lây lan bệnh từ khoảng 1-2 ngày trước khi có triệu chứng
( khoảng cuối giai đoạn ủ bệnh) tới khoảng 4 ngày sau khi ban xuất hiện. Lây lan mạnh
nhất là trong giai đoạn tiền triệu (thời điểm triệu chứng viêm long nặng nề nhất) và giảm
nhanh khi ban xuất hiện.
2.2 Đường lây truyền
Vi rút lây trực tiếp và dễ dàng qua đường hô hấp thông qua các hạt khí dung(aerosol) và
lây qua giọt bắn (droplets). Các hạt nước li ti này tồn tại được 60 phút ngoài môi trường ,
có khi tới vài giờ (đặc biệt ở môi trường có độ ẩm thấp) mà vẫn còn khả năng lây truyền
bệnh nếu được hít vào, điều này giải thích tại sao dịch sởi hay xảy ra vào mùa thu
đông.Như vậy tiếp xúc trực tiếp người bệnh với người lành không phải là điều kiện bắt
buộc để lây lan bệnh sởi, bệnh sởi có thể lây lan ngay trong bệnh viện hoặc phòng mạch
bác sĩ qua các hạt nước bọt li ti bay lơ lửng trong môi trường.
3