Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

14-NC he sinh thai vuon nha
PREMIUM
Số trang
69
Kích thước
7.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1841

14-NC he sinh thai vuon nha

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN BÍCH LIÊN

NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI VƯỜN NHÀ Ở THỊ

XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

TS. PHẠM VĂN NGỌT

TP. HỒ CHÍ MINH - 2010

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Bình Phước là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nền kinh tế nông

nghiệp phát triển với cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, có diện tích đất nông –

lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 82,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đó

là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông - lâm nghiệp ở Bình Phước.

Thị xã Đồng Xoài được thành lập năm 1999, thuộc tỉnh Bình Phước, có 16.957 ha diện tích tự

nhiên và 50.758 nhân khẩu. Thị xã Đồng Xoài gồm 8 đơn vị hành chính cơ sở. Đó là các phường

Tân Đồng, Tân Xuân, Tân Bình, Tân Phú, Tân Thiện và các xã Tiến Thành, Tân Thành, Tiến Hưng.

Thị xã đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa nhưng nhìn chung nông nghiệp vẫn là thế mạnh ở

Đồng Xoài, trong đó các vườn nhà với diện tích nhỏ lẻ đã hình thành từ lâu đời cùng một số trang

trại xuất hiện gần đây trồng các loài cây công nghiệp như Điều, Tiêu, Cà phê, Nhãn, Cam, Xoài,…

là nguồn thu nhập chính của người lao động. Vườn nhà ở Đồng Xoài không những mang lại nguồn

lợi kinh tế cho người dân bằng nguồn thu từ sản phẩm nông nghiệp, mà còn kéo theo các dịch vụ

chế biến sản phẩm như bóc tách vỏ hạt, phơi sấy, đóng gói … tạo công việc làm cho nhiều người.

Tuy nhiên, giá các mặt hàng nông sản không ổn định, nhiều hộ dân vẫn còn nghèo khổ. Bên

cạnh đó, trình độ thâm canh không đồng đều đưa đến chất lượng nông sản chưa được qui chuẩn;

thiếu sự liên kết tiểu vùng, liên kết vùng; chi phí sản xuất cao; đầu ra nông sản bấp bênh; điệp khúc

trúng mùa - mất giá luôn là nỗi lo của bà con...

Cây trồng ở Đồng Xoài chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm. Những năm gần đây vì chạy theo

giá cả thị trường nên nhiều hộ nông dân đã chặt bỏ những vườn cây hàng chục năm tuổi để thay

bằng cây trồng khác có giá hơn cũng là cây lâu năm. Chi phí chuyển đổi rất tốn kém nhưng có thực

sự hiệu quả và lâu dài không thì còn tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.

Ngoài ra, do chưa có mô hình vườn nhà thích hợp nên các vườn nhà hiện nay tuy phát triển

nhanh nhưng thiếu bền vững. Đó cũng là ý kiến đánh giá chung cho mô hình vườn nhà ở tỉnh Bình

Phước hiện nay.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng

Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững” hy vọng đóng góp một

phần nhỏ cho sự phát triển nông nghiệp của thị xã Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói

chung.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững và tăng hiệu quả kinh tế trong việc canh tác các

kiểu sinh thái vườn nhà.

3. Nội dung nghiên cứu

Một số nội dung chính được đặt ra trong đề tài này là:

- Tìm hiểu một số điều kiện tự nhiên ở thị xã Đồng Xoài có ảnh hưởng đến sự phân bố và hiệu

quả sử dụng các kiểu sinh thái vườn: diện tích, địa hình, hệ thống tưới tiêu.

- Nghiên cứu thành phần nông hóa thổ nhưỡng của một số loại đất trồng cây ở vườn nhà (đất đỏ

bazan, đất xám bạc màu… )

- Phân tích hiện trạng các kiểu sinh thái vườn nhà: diện tích, cơ cấu cây trồng và cây dại, tình

hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả kinh tế của các vườn.

4. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2009 đến tháng 2/2010.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vườn nhà (trừ các vườn Cao su) được thành lập từ 5

năm trở lên ở thị xã Đồng Xoài. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 8 xã, phường thuộc thị xã Đồng

Xoài đó là: Tân Phú, Tân Bình, Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Xuân, Tiến Thành, Tiến Hưng, Tân

Thành.

Không nghiên cứu về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất, trong rau quả… cũng như sự ảnh

hưởng của nó đến sức khỏe của người nông dân trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

6. Ý nghĩa của đề tài

Những kết quả nghiên cứu được của đề tài có thể làm cơ sở để xây dựng và nhân rộng những

mô hình sinh thái vườn nhà bền vững, hiệu quả kinh tế cao cho thị xã Đồng xoài nói riêng và toàn

tỉnh Bình Phước nói chung. Từ đó, góp phần chuyển dịch và thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp,

tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững các kiểu sinh thái vườn nhà ở tỉnh Bình Phước.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Hệ sinh thái

Hệ sinh thái được nghiên cứu từ lâu, vì thế khái niệm này đã có từ thế kỷ XIX dưới các tên khác

nhau như “Sinh vật quần lạc” (Dukachaev,1846; Mobius,1877). Sukachaev (1944) mở rộng khái

niệm “Sinh vật quần lạc” thành khái niệm “Sinh vật địa quần lạc” (biogeocenose). Khái niệm “Hệ

sinh thái” (ecosystem) được Tansley nêu ra vào năm 1935 và trở thành phổ biến, được sử dụng rộng

rãi nhất vì nó không chỉ bao hàm các hệ sinh thái tự nhiên mà cả các hệ sinh thái HST nhân tạo, kể

cả con tàu vũ trụ.

Hệ sinh thái là một tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vật lý xung quanh nơi mà quần

xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật, môi trường tương tác với nhau để tạo nên chu trình vật chất và

sự chuyển hóa năng lượng. Nói cách khác, hệ sinh thái bao gồm các loài sinh vật và các điều kiện tự

nhiên (môi trường vật lý) như ánh sáng, nước, nhiệt độ, không khí…Điều quan trọng là tất cả các

nhân tố hữu sinh (biotic component) và nhân tố vô sinh (abiotic component) tác động tương hỗ với

nhau và giữa chúng luôn xảy ra quá trình trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin.

Các hệ sinh thái có thể có những qui mô lớn nhỏ khác nhau. Tansley (1935) đã đưa ra các khái

niệm về hệ sinh thái cực bé (microecosystem) như một bể nuôi cá chẳng hạn; đến các hệ sinh thái

vừa (middleecosystem) như một hồ chứa nước; một cánh rừng trồng và một hệ sinh thái lớn

(macroecosystem) như một đại dương, một châu lục. Tập hợp tất cả các hệ sinh thái có độ lớn khác

nhau trên Quả Đất làm thành một hệ sinh thái khổng lồ và được gọi là sinh thái quyển

(ecosphere).[22]

Hình 1.1. Sơ đồ một hệ sinh thái

(Nguồn:Lê Văn Khoa, 2006) [22]

1.1.2. Vườn

- Từ điển Bách khoa Nông nghiệp của Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển Bách khoa Việt

Nam (1991) định nghĩa: “ Vườn - khu đất thường có rào giậu dùng vào mục đích sản xuất nông lâm

nghiệp hoặc các mục đích khác (văn hóa, phúc lợi v.v…) với những đặc điểm và chức năng như

sau: [14] [32]

- Tổng diện tích vườn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp (khoảng

10%).

- Khác với đồng ruộng, trồng cây ngắn ngày theo thời vụ, sau khi thu hoạch để lại khoảng đất

trống, vườn tạo nên một thảm thực vật che phủ quanh năm, cải thiện môi trường sống của nông dân,

tạo nên cảnh quan vườn và đồng ruộng của nông thôn, đóng góp vào hệ sinh thái chung trên lãnh

thổ.

- Vườn là mô hình sản xuất bổ sung cho ruộng đồng. Đồng ruộng trồng cây hàng năm ngắn

ngày, số loài cây trồng hạn chế: cây lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, cây công nghiệp

hàng năm, rau quả. Các loài cây vườn nhiều hơn gấp bội, rất phong phú, phần lớn là cây lâu năm…,

rau và một số cây thực phẩm ngắn ngày chịu bóng có thể trồng xen trong vườn. Sản phẩm vườn là

một hợp phần quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, cung cấp nhiều mặt hàng

cho thị trường. Ngoài chức năng kinh tế, một vài kiểu vườn phục vụ các mục tiêu văn hóa, xã hội,

phúc lợi công cộng, nghiên cứu tài nguyên, bảo vệ sinh thái và tài nguyên (công viên, vườn cây gỗ,

vườn quốc gia).

- Hệ thống canh tác vườn Việt Nam là một kiểu vườn nhiệt đới hỗn loài, tập hợp nhiều loài cây

trồng trên một đơn vị diện tích, tận dụng ánh sáng với những tầng tán khác nhau, yêu cầu ánh sáng

khác nhau, tận dụng diện tích với phương thức tăng vụ, trồng xen. Vườn gia đình hay công viên là

một tổ hợp nhiều loài cây, khác với đồng ruộng, trên mỗi mảnh đất ở từng thời vụ chỉ trồng một thứ

cây. Vườn là một phương thức canh tác đạt hiệu quả sử dụng tài nguyên môi trường ( đất, nước, ánh

sáng), áp dụng một kỹ thuật thâm canh cao.

- Vườn là trung tâm điều chỉnh và phối hợp giữa 2 thành phần vườn - ruộng đồng trong hệ

thống sản xuất của nông dân. Những gì cần cho gia đình, thị trường yêu cầu mà đồng ruộng không

sản xuất được thì phải sản xuất ở vườn. Vườn phải tạo công ăn việc làm để sử dụng nhân lực trong

những thời vụ và thời gian nghỉ việc đồng ruộng, là điều kiện thuận lợi để sử dụng lao động phụ

trong gia đình… Nhiều vườn còn là nơi gây giống, giữ giống cây trồng.

- Căn cứ vào chức năng và mục tiêu, vườn có thể phân loại: [14]

+ Vườn sản xuất nông lâm nghiệp (kể cả vườn giống). Vườn thường kết hợp với ao nuôi cá

(hoặc mương nuôi tôm, cá đào trong vườn ở đồng bằng sông Cửu Long) và chuồng trại chăn nuôi

gia súc gia cầm, tạo thành một hệ thống tương hỗ đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Vườn phúc lợi công cộng, vườn cảnh: tạo một hệ sinh thái hài hòa làm nơi nghỉ ngơi, giải trí

cho dân đô thị.

+ Vườn nghiên cứu cây rừng.

+ Vườn bảo vệ, nghiên cứu hệ sinh thái nguyên thủy và tài nguyên. Ngoài ra còn có vườn đồi,

vườn rừng v.v…

1.1.3. Vườn nhà

Vườn nhà được tác giả Đường Hồng Dật (1999) gọi là vườn gia đình. Tác giả cho rằng vườn gia

đình có nhiều quy mô và mức độ phát triển khác nhau. Phần lớn các hộ nông dân ở nước ta có vườn

gia đình là mảnh đất không lớn, thường ở kề bên nhà ở. Những sản phẩm thu được từ vườn chỉ là bổ

sung cho bữa ăn và góp thêm thu nhập của gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh các hộ nông dân coi vườn

là sản xuất phụ, ở một số vùng, nhất là ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhiều hộ gia đình coi sản xuất

vườn là nguồn thu nhập chính. Những hộ này thường có diện tích vườn khá lớn. [14]

Theo Nguyễn Văn Mấn, Trịnh Văn Thịnh (1995), vườn nhà “là nơi gần nhà ở nhất, được chăm

sóc thường xuyên và là nơi thực hiện thâm canh cao độ”. [24]

Theo Trần Thế Tục (2008), sở dĩ gọi là vườn nhà vì trên đất vườn tọa lạc ngôi nhà, nơi sinh

sống của nhiều thế hệ. Tùy theo điều kiện của từng nơi mà vườn có thể bao quanh nhà, hoặc nhà đặt

ở trước vườn sau như ở đồng bằng sông Cửu Long hoặc nhà ở phía cuối vườn. Tùy theo diện tích,

điều kiện vùng sinh thái, kỹ năng lao động của mỗi thành viên trong gia đình ở mỗi nơi mà cơ cấu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!