Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

102823742 bcdtm dong xanh 22 4 2007 chinh sua sau tham dinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XANH
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT CỒN ETHANOL
ĐẠI TÂN - ĐẠI LỘC - QUẢNG NAM
(Báo cáo đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định vào ngày
11/4/2007 tại Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam)
Quảng Nam, Tháng 4 năm 2007
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XANH
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT CỒN ETHANOL
ĐẠI TÂN - ĐẠI LỘC - QUẢNG NAM
(Báo cáo đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định vào ngày
11/4/2007 tại Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam)
CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN
Giám đốc
Nguyễn Văn khánhCƠ QUAN TƯ VẤN
Q. Giám đốc
PGS.TS Phùng Chí Sỹ
Quảng Nam, Tháng 4 năm 2007
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................1
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................2
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN..........................................................................................................2
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................................................................................................3
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM.................................................................................................5
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN...................................................................................6
1.1. TÊN DỰ ÁN...........................................................................................................................6
1.2. CHỦ DỰ ÁN..........................................................................................................................6
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN...............................................................................................6
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN...................................................................................7
1.4.1. Sản phẩm và công suất của dự án :...................................................................................7
1.4.2. Nguyên liệu, nhiên liệu cho nhà máy và nguồn cung cấp:...........................................8
1.4.3. Phương án kỹ thuật và công nghệ.....................................................................................9
1.4.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm :........................................................................................17
1.4.5. Quy họach sử dụng đất....................................................................................................18
1.4.6. Lao động và tổ chức sản xuất..........................................................................................19
1.5. LỢI ÍCH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.......................................21
1.5.1. Lợi ích về kinh tế xã hội..................................................................................................21
1.5.2. Lợi ích về môi trường......................................................................................................24
1.6. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN.....................................25
1.7. VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN.......................................................................................................25
1.7.1.Tổng vốn đầu tư...............................................................................................................25
1.7.2. Nguồn vốn.......................................................................................................................25
1.7.3. Các hạng mục đầu tư.......................................................................................................26
1.7.4. Tiến độ giải ngân cho dự án:...........................................................................................27
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI..............29
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.....................................................................29
2.1.1. Đặc điểm khu đất quy hoạch...........................................................................................29
2.1.2. Điều kiện khí tượng.........................................................................................................30
2.1.3. Địa hình, địa mạo............................................................................................................30
2.1.4. Thuỷ văn..........................................................................................................................30
2.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng.......................................................................................................31
2.1.6. Tài nguyên sinh học........................................................................................................32
2.1.7. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên..............................................................33
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI XÃ ĐẠI TÂN NĂM 2006...............................................35
2.2.1. Diện tích, dân số, lao động..............................................................................................35
2.2.2. Điều kiện kinh tế.............................................................................................................36
2.2.3. Điều kiện xã hội..............................................................................................................37
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...............................................38
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG................................................................................................38
3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng.........................................................38
3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động của Nhà máy..................................39
ii
3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra.............................................40
3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG...........................................................................42
3.2.1. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng..............................................42
3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành hoạt động..............................42
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG.....................................................................................................43
3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng................................................43
3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động...............................................50
3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG....................................................................67
3.4.1.Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường...........................................67
3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp.......................................................................67
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP LÀM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ
ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG...........................................................................................69
4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG DỰ ÁN..................................................................................................................69
4.1.1. Các phương án vệ sinh, an toàn trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy........69
4.1.2. Khống chế ô nhiễm không khí........................................................................................71
4.1.3. Khống chế ô nhiễm nước................................................................................................71
4.1.4. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn................................................................................72
4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐỌAN
HOẠT ĐỘNG.............................................................................................................................72
4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn..................................................72
4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải.............................................................77
4.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn........................................................81
4.2.4. Các biện pháp vệ sinh và an toàn lao động.....................................................................82
4.2.5. Các biện pháp ngăn ngừa và ứng cứu sự cố cháy nổ......................................................84
4.2.6. Phòng chống sét..............................................................................................................86
4.2.7. Các biện pháp giảm thiểu tác hại tới kinh tế xã hội........................................................87
CHƯƠNG 5. CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..................88
5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU......88
5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN.......................................................................89
CHƯƠNG 6. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG................................................................................................90
6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG..............................................90
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG..................................................................90
6.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.................................................................91
6.3.1. Giám sát chất lượng không khí, tiếng ồn........................................................................91
6.3.2. Giám chất lượng nước.....................................................................................................91
6.3.3. Giám sát chất thải rắn......................................................................................................92
6.3.4. Giám sát chất lượng bùn đáy...........................................................................................92
CHƯƠNG 7. DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG..............93
7.1. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM..............................93
7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG. .93
7.2.1. Kinh phí giám sát chất lượng không khí, tiếng ồn..........................................................93
7.2.2. Kinh phí giám chất lượng nước.......................................................................................94
7.2.3. Kinh phí giám sát chất thải rắn........................................................................................96
7.2.4. Kinh phí giám sát chất lượng bùn đáy.............................................................................97
iii
7.2.5. Tổng hợp kinh phí cho công tác giám sát môi trường....................................................97
CHƯƠNG 8. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG.................................................................98
CHƯƠNG 9. CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ............................100
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ..................................................................................................100
9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU......................................................................100
9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM..............................................100
9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng............................................................................100
9.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng..........................................101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................................103
1. KẾT LUẬN...........................................................................................................................103
2. KIẾN NGHỊ...........................................................................................................................104
PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................................................105
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5 - Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 20 0C - đo trong 5 ngày.
BVMT - Bảo vệ môi trường.
CBCNV - Cán bộ công nhân viên.
CCN - Cụm công nghiệp
CHXHCN - Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa.
COD - Nhu cầu oxy hóa học.
DO - Oxy hòa tan.
ĐTM - Đánh giá tác động môi trường.
EC - Độ dẫn điện.
ENTEC - Trung tâm Công nghệ Môi trường.
KCN - Khu công nghiệp.
MPN - Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh).
PCCC - Phòng cháy chữa cháy.
Pt-Co - Đơn vị đo màu (thang màu Pt – Co).
SS - Chất rắn lơ lửng.
SX - Sản xuất.
TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam.
TE/F - Đơn vị đo độ đục.
THC - Tổng hydrocacbon.
UBND - Ủy ban Nhân dân.
UBMTTQVN - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
WHO - Tổ chức Y tế Thế giới.
XD - Xây dựng.
1
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Cồn Ethanol được loài người sản xuất từ hàng nghìn năm nay chủ yếu để làm rượu.
Khoảng 50 năm trước Mỹ và một số nước đã sản xuất Ethanol để làm nhiên liệu , nhưng
do công nghệ còn lạc hậu, giá thành cao nên không có sức cạnh tranh với dầu mỏ .
Khoảng 10 năm trở lại đây ( riêng Braxin khoảng 30 năm nay ) các nước tăng cường sản
xuất Ethanol làm nhiên liệu, đặc biệt từ năm 2005 kỷ nguyên nhiên liệu sinh học mới thật
sự bắt đầu – cũng là thời điểm năng lực sản xuất dầu mỏ của thế giới đạt đỉnh điểm, từ
năm 2007 biểu đồ sản lượng xăng dầu thế giới sẽ đi xuống cho đến khi nó chấm dứt sau
khoảng 50 năm nữa .
Sản lượng Ethanol thế giới năm 2005 khoảng 35 triệu tấn (riêng Mỹ và Braxin khoảng 25
triệu tấn) tiếp theo là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, EU, Thái Lan ...
Tuy nhiên sản lượng trên chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của thế giới : ví dụ Trung
Quốc nếu sử dụng xăng pha 10% cồn thì năm 2007 cần 6 triệu tấn Ethanol nhưng khả
năng sản xuất chỉ được khoảng 4 triệu tấn .
Nhật Bản cần 5 triệu tấn Ethanol nếu sử dụng xăng pha 10% cồn. Tuy nhiên đến nay mới
sản xuất được khoảng 10% và phải nhập khẩu từ Braxin với một số lượng hạn chế, đến
nay tỷ lệ pha cồn vào xăng ở Nhật Bản mới đạt dưới 3%.
Nhu cầu thương mại Ethanol toàn cầu đến năm 2010 là 10 triệu tấn trong khi năm 2006
mới đạt khoảng 3 triệu tấn .
Thái Lan theo kế hoạch của Chính phủ năm 2006 phải đạt tỷ lệ 10% cồn pha vào xăng
nhưng mới đạt được 5% do việc xây dựng các nhà máy bị chậm trễ .
Tại Việt Nam, Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo
trong đó có nhiên liệu sinh học từ hơn 5 năm nay nhưng hầu như chưa có sự triển khai
đáng kể nào, các nhà máy sản xuất cồn của Việt Nam đều có công suất nhỏ, chủ yếu làm
cồn thực phẩm. Năm 2006 Nhà máy đường Lam Sơn đưa vào hoạt động nhà máy cồn
công suất khoảng 20 triệu lít/năm và liên hiệp mía đường II đưa vào hoạt động 2 nhà máy
công suất mỗi nhà máy 6 triệu lít/năm- đều sản xuất cồn thực phẩm. Năm 2006 lượng
xăng sử dụng cho động cơ đốt trong ở nước ta khoảng 3 triệu tấn tương đương số ngoại tệ
phải bỏ ra nhập khẩu gần 2 tỷ USD. Nếu sử dụng xăng pha cồn 10% (E10) thì cần
300.000 tấn cồn Ethanol. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được trong vòng 2 - 3 năm,
khi đó sẽ tiết kiệm được mỗi năm 200 triệu USD tiền nhập khẩu xăng. Mặt khác 70% giá
thành cồn là nguyên liệu sắn, điều này cũng có nghĩa là đời sống hàng vạn nông dân sẽ
được cải thiện .
Việc áp dụng trên thực tiễn xăng pha cồn là đơn giản và rất hiện thực. Hiện nay Chính
phủ đang cho xây dựng và sẽ ban hành trong một thời gian gần đây tiêu chuẩn Nhà nước
2
về cồn nhiên liệu và xăng pha cồn . Sau khi được phép của Chính phủ các Công ty kinh
doanh xăng dầu sẽ tổ chức thêm các trạm bán xăng pha cồn (Thường bố trí ngay tại các
trạm bán xăng sẵn có – chỉ lắp thêm cột bơm ). Đối với tỷ lệ pha cồn 10% (E10) thì hoàn
toàn không phải thay đổi bất kỳ chi tiết nào của ô tô , xe máy (Hiện nay trong Catalog
hướng dẫn sử dụng của các loại ô tô , xe máy đều cho phép sử dụng xăng pha cồn 10% ) :
Từ năm 2009 và 2010 hầu hết các hãng xe ô tô trên thế giới đều lắp động cơ nhiên liệu
linh hoạt (xe FFV ) có thể sử dụng xăng pha cồn tới 85% .
Theo dự tính của chúng tôi đến 2015 Việt Nam có thể sử dụng từ 2 - 3 triệu tấn cồn
Ethanol/năm sẽ tiết kiệm được 1,3 tỷ USD/năm (theo giá xăng hiện nay), đồng thời giảm
6,2 triệu tấn CO2 của nhiên liệu hoá thạch phát thải vào môi trường. Hàng trăm triệu USD
là số tiền mà người nông dân sẽ được hưởng mỗi năm từ lợi nhuận tăng lên.
Dự án của Công ty Cổ phần Đồng Xanh xây dựng nhà máy cồn thực phẩm và cồn nhiên
liệu công suất 60 triệu lít/năm (Giai đoạn I ) và 120 triệu lít/năm (Giai đoạn II) là một
bước đột phá vào thị trường này , chắc chắn thời gian tới nhiều doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế sẽ tham gia vì tiềm năng sản xuất cồn Ethanol ở Việt nam là lớn nhất.
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường, trong đó quy định dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cồn phải lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Công ty Cổ phần Đồng Xanh tiến hành lập
Báo cáo ĐTM cho Dự án với sự tư vấn của Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC).
Dự án đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất thực phẩm và cồn nhiên liệu công suất
50.000 tấn/năm (giai đoạn 1) và tăng lên 100.000tấn/năm (giai đoạn 2) là dự án thuộc loại
dự án mới. UBND tỉnh Quảng Nam là cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
báo cáo ĐTM của Dự án này.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(1). Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường:
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12 tháng 12 năm 2005;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường;
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
3
và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường v/v ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
v/v hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề,
mã số quản lý chất thải nguy hại.
Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải.
Chỉ thị số 199–TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp
cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp;
Tờ trình số 179/TT-UBND của UBND huyện Đại Lộc ngày 25/10/2006 gửi cho
UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và môi
trườngV/v Thỏa thuận cho phép Công ty Đồng Xanh được chọn địa điểm cụm công
nghiệp Đại Tân lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất cồn Ethanol.
Chủ trương số 3551/UBND-KTN của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 16 tháng 11 năm
2006 V/v thống nhất chủ trương cho Công ty CP Đồng Xanh đầu tư dự án sản xuất cồn
Ethanol tại cụm công nghiệp Đại Tân, huyện Đại Lộc.
Thông báo số 115/TB-UBND của UBND huyện Đại Lộc ngày 23 tháng 11 năm 2006
V/v cho phép Công ty CP Đồng Xanh chọn địa điểm lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy
sản xuất cồn Ethanol tại Cụm công nghiệp làng nghề Đại Tân.
Thông báo số 123/TB-UBND của UBND huyện Đại Lộc ngày 20/12/2006 V/v Thông
qua quy hoạch chi tiết nhà máy sản xuất cồn Ethanol tại Cụm công nghiệp làng nghề Đại
Tân thuộc xã Đại Tân.
Các văn bản pháp lý liên quan đến Dự án được đưa ra trong Phụ lục I.
(2). Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam:
Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực lao động (TCVN 3985:1985);
Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương
đương, TCVN 5949:1995);
Tiêu chuẩn các chất ô nhiễm trong không khí tại nơi sản xuất (Tiêu chuẩn của Bộ Y tế
năm 2002);
Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
mặt (TCVN 5942:1995);
Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
ngầm (TCVN 5944:1995);
TCVN 6772:2000 : Chất lượng nước – Nước thải sinh hoạt – Giới hạn ô nhiễm cho
phép (Mức I);
TCVN 5937:2005 : Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh;
TCVN 5938:2005 : Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất
độc hại trong không khí xung quanh;
TCVN 5939:2005 : Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ;
TCVN 5940:2005 : Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với
4
một số chất hữu cơ;
TCVN 5945:2005 : Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Công ty Cổ phần Đồng Xanh đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ Môi trường
(ENTEC) tiến hành xây dựng Báo cáo ĐTM cho Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản
xuất cồn tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Qua đó Báo cáo sẽ đánh giá,
dự báo các tác động bất lợi, cũng như mặt tích cực và xây dựng các phương án khả thi
nhằm giảm thiểu các tác động có hại tới môi trường khu vực.
Công ty Cổ phần Đồng Xanh là cơ quan chủ trì thực hiện báo cáo ĐTM. Cơ quan tư vấn
là Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC).
Địa chỉ liên hệ cơ quan tư vấn:
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG (ENTEC)
Địa chỉ : 439A9 Phan Văn Trị, phường 5, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08.9850540 – 8957743
Fax : 08.9850541
Những thành viên chính thực hiện lập báo cáo ĐTM của dự án gồm:
01 PGS.TS. Phùng Chí Sỹ Trung tâm Công nghệ Môi trường
02 KS. Trần Đình Quốc Trung tâm Công nghệ Môi trường
03 KS. Trần Việt Hải Trung tâm Công nghệ Môi trường
04 KS. Đỗ Ngọc Huân Công ty Cổ phần Đồng Xanh
Và các thành viên khác của Trung tâm Công nghệ Môi trường,
Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam;
UBND xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
UBMTTQ xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
5
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT CỒN ETHANOL ĐẠI TÂN –
ĐẠI LỘC - QUẢNG NAM
1.2. CHỦ DỰ ÁN
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XANH
- Trụ sở giao dịch chính : 137 Trưng Nữ Vương, Thành Phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
- Điện thoại : 0510.813217 Fax : 0510.813217
- Email : [email protected]
Vốn điều lệ : 18.000.000.000 đ ( Mười tám tỷ đồng Việt Nam )
Chủ tịch HĐQT : Ông LƯU QUANG THÁI
Giám đốc điều hành : Ông NGUYỄN VĂN KHÁNH
Công ty Cổ phần Đồng Xanh được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
số 3303070224 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam ngày 5/09/2006 với ngành
nghề kinh doanh chính như sau:
- Kinh doanh nông lâm sản và nông lâm sản chế biến.
- Kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông
vận tải và xây dựng .
Công ty Cổ phần Đồng Xanh do 5 cổ đông sáng lập, các cổ đông đều là những doanh
nhân lâu năm có uy tín và danh tiếng trong nước và Quốc tế - Chuyên kinh doanh các mặt
hàng nông sản, vật tư thiết bị cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và
xây dựng.
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Nhà máy sản xuất cồn Ethanol dự kiến xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 16,7 ha tại
xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, cách TP. Đà Nẵng khoảng 40km, cách Thị
trấn Ái Nghĩa khoảng 10km; cách đường 14B hơn 4km, nằm trên trục Huyện lộ ĐH102,
cách sông Vu Gia hơn 1km.
Đây là khu vực bán sơn địa, xa khu vực dân cư tập trung thuận lợi cho công tác xử lý môi
trường cũng như quy hoạch các nhà máy .
Vị trí của dự án được xác định trong hình II.1, phục lục II.
6