Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

100 điều cần biết về phong tục thờ cúng của người việt
PREMIUM
Số trang
272
Kích thước
13.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
925

100 điều cần biết về phong tục thờ cúng của người việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHỌNG TỤC

THƠCỦNG

CỦA NGƯƠI VIẸT

Aiífc

100 DIÊU CẦN BIẾT

VÊ PHONG TỤC THỞ CÚNG CỦA NGƯỜI VIỆT

MINH ĐƯỜNG

100 Điểu

CẰN BIẾT VỂ

PHONG TỤC THỜ CÚNG CÙA NGƯỜI VIỆT

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐÚC

LỜI NÓI ĐẨU

Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán truyền

thống riêng. Nước Việt ta tự hào là một nước có nền văn

hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nền tảng tinh thần

vững chắc góp phần hình thành con người Việt Nam

mới, vừa hiện đại vừa giàu tính dân tộc.

Trong quan niệm của người Việt xưa và nay thi

quan niệm thờ cúng được coi là một đạo lý. Thờ cúng đã

trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc

biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc. Cùng với tiến

trinh lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những

giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam. Biểu

hiện rõ về phong tục thờ cúng của người Việt là phong

tục thờ thiên nhiên có từ ngàn xưa - thờ Pháp Vân,

Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (tức là thần mây, thần

mưa, thần sấm, thần chớp); tiếp đó là thờ nhân thần -

các vị anh hùng dân tộc có công với dân, với nước, các

Tổ nghề, Thành hoàng làng,... và thờ cúng Tô tiên, ông

bà, cha mẹ trong gia đinh. '

Người Việt tiến hành nghi lễ thờ cúng không chỉ

đơn thuần là trong gia đinh mà còn diễn ra ở các nơi

thờ tự công cộng như ở đinh, chùa, miếu, phủ.... Nghi lễ

thờ cúng nhằm xác lập "mối liên hệ" giữa người sông với

người chết, giữa người ở thê giới hiện tại và thê giới tâm

linh.

Thời điểm mà người ta tiến hành thờ cúng là những

ngày trong gia đinh có người sinh nở, cưới hòi, giỗ họ,

khao thọ, cúng giỗ, tang ma,... uà những ngày lễ, tết

định kỳ và không định kỳ trong năm. Thông qua nghi lễ

thờ cúng, người ta muôn gửi găm tinh cảm biết ơn đôi

với th ế hệ trước, thê’ hiện lòng hiếu thảo.

Không phải hất kỳ người Việt nào cũng hiểu rõ

nguồn gốc, ý nghĩa, nghi thức, việc sắm lễ vật và văn

khán cụ thể của từng ngày lễ, tiết trong năm. Do vậy,

chúng tôi đã sưu tầm và biên .soạn cuốn "100 đ iể u c ầ n

b iế t về p h o n g tụ c th ờ c ú n g c ủ a n g ư ờ i V iệt" hy vọng

sẽ cung cấp một phần nhỏ lượng tri thức phong phú về

phong tục tập quán của người Việt, đồng thời, tạoihuận

lợi cho mọi người khi thực thi việc hành lễ. Điều đặc

hiệt, chúng tôi còn trích dẫn thêm một sô phong tục thờ

cúng của một sô'dãn tộc thiêu sô'để hạn đọc tham khảo.

Hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc có

thêm những hiểu biết cần thiết về phong tục thờ cúng

truyền thông của người Việt, đê mọi người có ý thức bảo

vệ và giữ gìn những giá trị truyền thông quý giá của

dân tộc.

PHONG TỤC THỜ CÚNG

TRONG GIA ĐÌNH VÀ DÒNG HỌ _ •

I. PHONG TỤC THỜ CÚNG GIA TIÊN

I.Cúng mụ cho trẻ sơ sinh

D ân gian xưa quan niệm rằng, đứa trẻ ra đòi là do

mười hai bà Mụ đã dày công nặn lên. Vì vậy, theo

phong tục xưa và đến nay vẫn còn duy trì, khi đứa trẻ

đầv cữ (bé tra i chào đời được 7 ngày, bé gái chào đòi

được 9 ngày), hoặc đầy th án g tuổi, gia đình tắm rử a cho

trẻ, rồi sắm m ột bữa tiệc gọi là đoàn du phạn (tức là

bữa cơm tròn trặn ) đế cúng tạ ơn các bà Mụ, và cầu xin

các bà Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều tốt lành.

M ột sô nơi tiệc cúng bà M ụ có thể làm lúc ngày sinh

th ứ ba hoặc đầy tháng, đủ trăm ngày hoặc đầy năm

tuổi, đó cũng là dịp cúng cáo gia tiên và m ừng đứa trẻ.

Lễ v ật cúng bà M ụ gồm: 12 đôi hài, 12 m iếng trầu ,

các th ứ bánh trá i và m âm tôm, cua, ốc đê cuôi cùng đủ

chia đều cho 12 người để dâng 12 bà M ụ (nhiều nơi các

lễ v ật cúng thường là 13 thứ, vì họ cho rằng có 12 bà

M ụ và 1 bà C húa. Lễ cúng m ụ sẽ được tổ’ chức khi trẻ

đầy tháng).

VĂN KHÂN CÚNG MỤ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Dì Đà Phật!

Kính lạy:

- Đức Tiên Mụ đại tiên chúa

- Đức Thập nhị bộ Tiên nương

- Hoàng thiên hậu Thô chư vị Tôn thần

- Đức Bản cảnh Thành hoàng, Bản xứ Thổ địa

- Tô tiên, hương linh nội, ngoại

Hôm nay là ngày tháng.. ..năm ...........(Am lịch).

Vợ chồng con là:................................................................

Ngụ tại:

Sinh đưỢc con trai (con gái) đặt tên là:.

Chúng con thành tăm sửa biện: hương hoa, lễ vật....

Dâng lên trước án

Kính cẩn tâu trinh:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư Thánh hiền,

chư vị Tiên Bà,

8

Các đấng Thần linh, Thô công địa mạch, T hổ địa

chính thần,

Tổ tiên nội, ngoại...........

Cho con sinh ra cháu, tê n ................................................

sinh ngày................................................................................

Đã được mẹ tròn con vuông.

(Nếu là ngày đầy cữ, đầy tháng, đầy năm thì thay

vào bài khấn)

Cúi xin chư ưỊ Tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lăm

trước án

Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật

Phù hộ độ trì, che chở con cháu

Được ăn ngon, ngủ yên

Vô bệnh vô tật, vô tai vô ương, vô hạn vô ách

Phù hộ cho cháu được tươi đẹp, thông minh, sáng láng

Thăn m ệnh binh yên cường tráng

Kiếp kiếp được hường vinh hoa phú quý

Toàn gia chúng con được an khang, thịnh vượng

N hân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan

Bôn m ùa không hạn ách nào xâm

Tám tiết hưởng vinh quang thịnh vưỢng

X in thành tâm kính lễ.

Cẩn tấu!

2. Cúng dẩy tháng cho trẻ

Con đầy cữ đẻ, cha mẹ sám lễ cúng đầv cữ, tới khi

con đầy tháng lại cúng đầy tháng. Q ua một cữ, một

th án g là con trẻ đã qua một giai đoạn trong đời người.

Cúng đầy tháng, ngoài việc cúng bà Mụ với đồ lễ

như cúng đầv cữ, còn có cúng Thổ công và gia tiên.

N hiều gia đình giàu có, còn làm một bủa tiệc khoản

đãi mòi họ hàng và bạn bè th ân hữu đến dự và chia VUI.

Khách đên dự cúng đầy tháng, chỉ m ang quà m ừng đứa

trẻ, chứ không có quà m ừng cho mẹ đứa trẻ như khi đầy

cữ.

Văn khăn (tham khảo bài văn khấn ở mục 1. Cúng

mụ cho trẻ sơ sinh).

3. Tục ra gã - Một nét văn hóa ở Chu Hóa, Phú Thọ

ơ xã Chu Hóa (Lâm Thao, P hú Thọ), tục ra gà cho

các bé trai sinh trong năm có từ thời phong kiến cách

đây hàng trăm năm . Khi hòa bình lập lại, đình làng trở

th à n h nh à kho hỢp tác xã nông nghiệp, tục ra gà tạm

thời bị quên lãng. Song 10 năm trở lại đây, đình làng

được khôi phục, theo đó tục ra gà được coi trọng và trở

th à n h phong tục không thể thiếu trong những ngày đầu

năm mới. Tục ra gà đưỢc hai làng; Làng Thượng và làng

H ạ duy trì và bảo tồn.

Thòi phong kiến, tục ra gà vào ngày m ùng 5 tết

được tố chức rấ t công phu: gia dinh nào sinh được con

tra i (gọi là Đinh), Sẽ chọn một con gà trông từ 3 - 4kg

10

(không chọn gà thiến), trưốc Tết 4 - 5 th án g nhôt gà vào

lồng, hàng ngày bón cho gà ăn 3 lần/ngày bằng cơm

nóng trộn cám gạo loại ]. Đến ngày 5 Tết, gia chủ mô

gà, thối xôi làm lễ gánh ra đình làng. Lễ cúng bắt đầu

từ 1 giờ sáng, lần lượt từng gia đình nhờ các cụ già

thông thạo cúng lễ sau khi cúng xong trời vừa sáng, tô

chức thi xem con gà nhà ai to đẹp nh ất. Mọi người tin

ràn g gà càng to, đẹp thì đứa trẻ sẽ khỏe m ạnh, hay ăn

chóng lớn. Sáng ra, dân làng đến xem rấ t đông và cùng

n h au hưởng lộc ngay tại đình.

N gày nay, các gia đình không tổ chức bón gà được

mà chọn con gà trống to khoảng 3,5 - 4,5kg, cúng xong

m ang về nhà mời an h em nội tộc đến ăn m ừng cho dòng

họ có thêm m ột cháu trai khỏe m ạnh. Không chỉ các

cháu sinh ra ở hai làng trên đưỢc làm lễ ra gà m à cả các

cháu sông với bô mẹ ở mọi miền của Tô quôc th ì ông bà,

họ hàng ở quê vẫn tiến h àn h làm lễ ra gà khi có th àn h

viên mới chào đời. Tục ra gà ở hai làng Thượng và làng

H ạ ỏ Chu Hóa m ang đậm tính chất tín ngưởng về phong

tục thờ cúng Phật ở đinh làng của người Việt cô. Thông

qua hình thức này, ngay từ khi sinh ra, con người đã

gán ch ặt với tổ tiên, cộng đồng. Đây là n ét đẹp truyền

thông văn hóa của một làng quê cần được bảo tồn đê thê

hệ con cháu luôn luôn nhớ về cội nguồn, quê hương.

4. Cúng cáo gia tiên để ghi tên con vào gia phả (hay còn

gọi là vào họ)

Lễ cúng cáo gia tiên để ghi tên con vào gia phả là

tục lệ đã có từ xưa, không phải là một lễ mới xuất hiện.

Họ nào đã có nề nếp sẵn thì tấ t cả các thê hệ con cháu

11

đời sau cứ theo lệ cũ mà tiến hành. Còn đôi với những

họ mới phục hồi lại việc họ, chưa vào nề nếp, thì có th ể

tham khảo một vài kinh nghiệm mà chúng tôi đưa ra

dưối đây;

- Yết cáo tổ tiên đ ặt tên trẻ sơ sinh: Theo lệ cũ chỉ

sau khi đối chiếu gia phả, kiêng các trường hỢp phạm

huý (đặt tên trù n g với tên huý của tổ tiên và th â n n h ân

gần gũi nhất, kê cả nội ngoại) sau đó mối chính thức

đ ặt tên huý cho trẻ sơ sinh, yết cáo tổ tiên và xin vào sổ

họ. Ngày nay phải làm th ủ tục khai sinh kịp thời,

trường hỢp ở xa quê, không kịp về đổì chiếu gia phả,

nếu trù n g tên huý tổ tiên trực hệ thì tìm cách đổi, hoặc

trá n h gọi thông thường trong nhà.

Lễ yết cáo tổ tiên rấ t đơn giản, chỉ cần nén hương

cơi trầu , chén rưỢu cũng xong, thường yết cáo kết hỢp

vối lễ tê tô hàng nám . T ất cả con cháu trong họ sinh

cùng năm th ì tô chức m ột lượt.

- Vào sổ họ: Thứ tự sổ họ ghi theo năm sinh, ai sinh

trước ghi trước, sinh sau ghi sau. Trường hỢp nhiều

năm bị m ất sổ nay mối lập lại sô họ, th ì phải thống kê

theo đơn vị hộ gia đình hoàn chỉnh cả họ, sau đó mới

lập sổ tiếp đối với những trẻ sơ sinh.

Sô mẫu: Họ tên (tên huý, tên thường gọi):..

Con ông bà:...

Thuộc đời thứ:...

Chi thứ:...

Con thứ:...

Ngày tháng năm sinh:...

Ngày vào sô họ:..._______________________

12

- Con gái vào sổ họ: Bất cứ tra i hay gái, sau khi

sinh đểu có lễ yết cáo tố tiên đê được tổ tiên phù trì phù

hộ, như ng nhiêu họ ngày xưa không vào sổ họ đối với

con gái, cho' rằn g "nữ n h ân ngoại tộc", con gái là con

người ta, lón lên đi làm dâu lo cơ nghiệp nhà chồng, vì

thê không công n h ận con gái vào họ. Tuy vậy, ngay

trước Cách tạn g T háng Tám - 1945 m ột số họ đã xoá bỏ

điều b ất công đó, coi con gái cũng có mọi quyền lợi,

nghĩa vụ như con trai.

Khi xã hội văn m inh tiến bộ th ì vấn đề bình đẳng

nam - nữ càng phải đ ặt lên hàng đầu và phải thực hiện

cho tốt. Do vậy các họ cần đặc biệt quan tâm đến con

gái và n àn g dâu. M ột dòng họ được coi là tiến bộ, đoàn

k ết giữa các th à n h viên th ì bản th â n mỗi người phải

biết n h ìn n h ận và coi trọng vai trò của người phụ nữ,

coi trọng vai trò người mẹ, người vỢ, người cô, người chị.

Cả nước đang ra sức vận động kê hoạch hoá gia đình,

m ục tiêu đã và đang thực hiện việc coi con gái cũng như

con trai, điều này cũng đồng nghĩa với việc vận dụng

phong tục phải ph ù hỢp với tư duy thòi đại, cái gì là hủ

tục th ì cần kiên quyết loại bỏ.

5. Cúng đẩy năm cho trẻ

C úng đầy năm cũng gọi là cúng đầy tuổi, hay còn

gọi là "cúng thôi nôi" hoặc "lễ thôi nôi" (tức là không

nằm tro n g nôi nữa). Ngoài việc cúng lễ còn có tục thử

đứa trẻ. Vào hôm cúng đầy năm cha mẹ cho trẻ ăn mặc

đẹp. C ha mẹ bày cung tên, giấy b út trước m ặt bé tra i và

13

ỏ bày dao kéo, kim, chỉ trưóc m ặt bé gái. Kdu tré nhìn

thấy các đồ vật đ ặt trước, tự trẻ sẽ n h ặt lấy một th ứ mà

chúng thích. Người ta nghĩ rằng: Khi bé tra i n h ặt kiếm,

cung hay giấy bút, thì sau này có thế theo con đường

binh nghiệp hay văn chương. Bé gái chọn kim chỉ thì

sau này sẽ là một cô gái có tài nội trỢ, nữ công gia

chánh đảm đang.

Cúng đầy năm , nhiều gia đình sắm cỗ khá th ịn h

soạn mời khách khứa nhiều hơn là ngày cúng đầy cữ,

đầy tháng.

6. Lễ khai tên cho con

Trưóc đây, những gia đình ngày đầu tiên cho con đi

học, phải chọn ngày tốt, sắm lễ, tắm rửa, cắt tóc cho trẻ,

ăn mặc chỉnh tề rồi làm lễ cáo gia tiên. Sau khi người

cha khấn lễ tại bàn thò, th ì đứa trẻ cũng phải lễ bốn lễ

ba vái để xin tổ tiên ông bà phù hộ cho được thông

m inh, học h àn h tiến bộ. Tục xưa là vậy, nay vẫn còn tồn

tại ở các nưốc vùng nông thôn của nưóc ta.

Sau khi ỏ nhà, cha hoặc mẹ của trẻ ăn mặc chỉnh

tề, dẫn con đến nhà th ầy xin nhập học. Xưa, mỗi gia

đình khi đưa trẻ tới nhà thầy, đồng thời đội một m âm lễ

gồm; trà, rượu, trầ u cau, đĩa xôi, con gà đến lễ. Thầy đồ

sẽ làm lễ T hánh (tức là Đức Khổng Tử), tại bàn thờ

riêng hoặc ở m iếu thò Đức Khổng Tử, rồi cúng cáo với

gia tiên về việc n h ận thêm một môn sinh. Sau đó đứa

trẻ mới được học bài đầu tiên với thầy đồ.

14

7. Lễ Cắt tiên duyên

{

Trước đây. khi một người con trai và một người con

gái có ý định kết duyên với nhau, nhưng do những trục

trặc nào đó duvên nỢ không thành. Người xưa cho rằn g

nguvên n h ân do kiếp trước hai người đã là vỢ chồng

như ng đôi bên ngang trá i không sống cùng n h au trọn

kiếp cho nên người chồng (hoặc người vỢ) kiếp trước

chưa đi đầu th a i còn theo ám ảnh. Do đó cần cúng giải

sự theo đuổi của vong hồn người khuất, gọi là lễ cúng

cắt duyên kiếp trước hay là lễ cắt tiên duyên.

Trong lễ này, người ta thường mòi nh à sư đến tụng

kinh siêu độ cho nhữ ng người này.

Lễ v ật cúng lễ này thường là đồ mã (đế hóa khi kết

thúc buổi lễ), có m ột hình n h ân thê m ạng (là nam hoặc

nữ) để "cưới" cho người vỢ hoặc chồng kiếp trước của

người làm lễ. Việc làm này có th ể làm an lòng họ để họ

không gây cản trở trong việc hôn n h ân kiếp này.

8. Lễ Chạm ngõ

Sau khi h ai bên gia đình đã thỏa th u ận và đi đến

quyết định cưới, gả, nh à tra i sẽ hẹn ngày với bên nhà

gái để đem lễ v ật trầ u cau đến xin đính ưốc.

Theo phong tục thường phải chọn ngày tôt, tức là

ngày âm dương b ất tương, thì vỢ chồng sau này ăn ở

mới th u ậ n hòa, để tiến h àn h lễ chạm ngõ. Trong ngày

chạm ngõ, n h à tra i sắm một lễ mọn cúng cáo tổ tiên để

báo công việc trà m năm của con hay cháu. Sau đó nhà

tra i sửa m ột lễ đưa sang n h à gái. Lễ gồm một cơi trầ u

15

têm cánh phượng, cau bố tví bẻ cánh tiên. N hà khá giả

đưa cả buồng cau, mười mớ trầu , m ứt sen, trà lạng

đựng trong các quả sơn son thếp vàng. Có nơi ngoài cau

trầu , trà rưỢu, m ứt sen, nhà tra i còn biếu bánh khảo

(nay thường là bánh xu xê, bánh côm...) và các loại

bánh khác được ưa chuộng. Có th ể lễ vật tuy ít, nhưng

cốt ở tấm lòng th à n h của nhà trai.

Đoàn người đi chạm ngõ gồm bà môi, bà mẹ, bà dì,

bà cô của chú rể. Các cô gái chưa chồng trong họ tộc

(nay thường là nam giới chưa vỢ), đội các m âm quả hoặc

bưng khay trầ u đi trưốc, sau đó mới đến nam hoặc nữ

th a n h niên trong đó có chú rể.

Lễ được chia làm 2 phần: phần nhiều đ ặt lên bàn

thờ và cha của cô dâu sẽ khấn vái để báo cáo với tổ tiên

về ngày mà con hay cháu họ sắp lập gia đình. P h ần còn

lại đưa về nh à ông cậu của cô gái, để lễ gia tiên bên

ngoại.

Trước khi n h à tra i ra về, nhà gái lại quả m ột phần.

H iện nay, nhiều gia đình vì một lý do nào đó như:

đường xá đi lại từ nhà tra i đến nh à gái quá xa, hay

không có điều kiện nên người ta không làm riêng lễ

chạm ngõ trong một ngày mà ghép vào làm chung với lễ

ăn hỏi.

Theo phong tục xưa, trong lễ chạm ngõ, nhà tra i

đưa cho nhà gái m ột tờ hoa tiên, trong đó ghi tên tuổi

ngày sinh th án g đẻ của chú rể đế nhà gái xem xét và

chấp nhận cho việc đính hôn.

16

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!