Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

10 kĩ năng dẫn đến thành công
MIỄN PHÍ
Số trang
54
Kích thước
439.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1552

10 kĩ năng dẫn đến thành công

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

rÌn kÜ n¨ng trong kinh doanh

Phụ lục

1. 10 kĩ năng dẫn đến thành công

2. Hãy "cách mạng hóa" dịch vụ khách hàng!

3. Quyết đoán - chìa khóa lãnh đạo thành công

4. Từ chủ doanh nghiệp đến ... nhà lãnh đạo kinh doanh

5. Marketing mối quan hệ

6. Các nguyên tắc thành lập một liên kết tiếp thị

7. Trở thành nhà tư vấn

8. Chiêu giữ khách

9. Một số lỗi thương thảo hợp đồng

10. Mâu thuẫn giữa việc kiếm khách hàng mới & giữ chân khách hàng cũ

11. Bảy điều tránh nói với khách hàng

12. Chọn cách tối ưu để lắng nghe khách hàng

13. Không có khách hàng - không có doanh nghiệp

14. Hai phương thức "hướng về khách hàng"

15. Bí quyết viết bản kế hoạch kinh doanh

16. Cơ cấu tổ chức công ty

17. Để trở thành người quản lý giỏi

18. Kỹ năng giao tiếp trong phối hợp nhóm

19. Kỹ năng quản lý

20. Xây dựng cơ chế & quy chế trả lương trong doanh nghiệp

21. Khi nhân viên thiếu trách nhiệm

22. Khắc phục 7 biểu hiện tiêu cực trong công việc

Su tÇm : NguyÔn Hång Qu©n - Thµnh c«ng lµ ph¶i biÕt ®i tõ 2 bµn tay tr¾ng 1

rÌn kÜ n¨ng trong kinh doanh

23. Nguyên tắc giao quyền cho cấp dưới

24. Nhân viên thụ động, lỗi do đâu?

25. Bí quyết quản lý các nhân viên trẻ

26. “Thổi lửa” cho nhân viên khi doanh nghiệp mở rộng quy mô

27. Là quản lý, nên hỏi tại sao?

28. Dịch vụ: Mấu chốt để thỏa mãn khách hàng khó tính

29. Suy nghĩ chiến lược

30. Kích hoạt những khách hàng “im hơi, lặng tiếng”

====================================

10 kĩ năng dẫn đến thành công

Ngoài trình độ học vấn cơ bản, kinh nghiệm và bằng cấp trình độ, để đạt được một vị trí nào đó hay để

khởi đầu công việc kinh doanh thì còn có rất nhiều phẩm chất khác nữa mà một người chủ doanh nghiệp

đòi hỏi những nhân viên của mình hay chính bản thân họ cần phải có.

Trong thực tế thì thành công trong kinh doanh phụ thuộc vào một vài kĩ năng thiết yếu mà bất cứ ai cũng

có thể học được nhiều hơn là phụ thuộc vào trình độ học vấn hay một kinh nghiệp cụ thể nào đó.

Trong số rất nhiều bí quyết dẫn đến thành công trong kinh doanh, trong sự nghiệp thì mười bí quyết sau

dường như là những bí quyết quan trọng nhất:

1. Năng lực lãnh đạo

2. Khả năng tổ chức và sắp xếp thời gian

3. Các kĩ năng bán hàng

4. Năng lực tìm kiếm và quản lí thông tin

5. Việc áp dụng các công nghệ hiện đại

6. Khả năng thuyết phục và thương thuyết

7. Đưa ra những đánh giá suy xét (gồm việc đưa ra những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn)

8. Khả năng quản lí tài chính

9. Kĩ năng viết

10. Kĩ năng nói

Sau đây là những nét tóm tắt ngắn gọn về 10 bí quyết trên.

1. Năng lực lãnh đạo: Năng lực lãnh đạo là khả năng khiến người khác làm những gì mà bạn muốn họ

làm. Nếu bạn là một người lãnh đạo giỏi, mọi người sẽ làm những gì mà bạn yêu cầu dù cho bạn có ở đó

để giám sát việc làm của họ hay không. Nếu bạn là một người lãnh đạo xuất sắc thì họ sẽ thực hiện theo

Su tÇm : NguyÔn Hång Qu©n - Thµnh c«ng lµ ph¶i biÕt ®i tõ 2 bµn tay tr¾ng 2

rÌn kÜ n¨ng trong kinh doanh

yêu cầu của bạn, cố gắng hết sức để có thể làm thật tốt, họ thích được làm việc cho bạn và luôn cố gắng

làm nhiều hơn những gì bạn yêu cầu mà chỉ nhằm làm bạn hài lòng. Còn nếu bạn là một người lãnh đạo

biết khích lệ người khác thì đương nhiên họ sẽ làm những gì mà bạn yêu cầu, cố gắng đóng góp sức mình

cho công việc ấy nhiều hơn những gì bạn trông đợi, họ luôn đảm bảo rằng bất cứ những gì họ làm cũng là

những gì tốt nhất mà họ có thể cống hiến, không chỉ thế họ còn coi công việc của mình không những là

niềm yêu thích mà hơn thế còn là một sự chia sẻ mục tiêu với tư cách của một người đồng nghiệp đối với

bạn. Năng lực lãnh đạo còn bao gồm khả năng biết đem lại động lực làm việc cho người khác, khả năng

tạo ra điều kiện thuận lợi mỗi khi có sự thay đổi nào đó, khả năng thay đổi hành vi của người khác và khả

năng giải quyết những mối bất hòa giữa mọi người.

2. Năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức là khả năng sắp xếp thời gian, quản lí nhân sự và công việc theo

cách mà mọi việc đều diễn ra theo một trình tự tốt nhất, được thực hiện bởi những cá nhân xuất sắc nhất

và trong một khung thời gian hiệu quả nhất. Một nhà tổ chức giỏi cũng cần phải đảm bảo rằng tất cả

nguyên liệu trong quá trình sản xuất phải luôn ở đúng nơi có nhu cầu, đúng thời điểm cần thiết và luôn đủ

về số lượng mà không hề đòi hỏi phải dự trữ quá nhiều.

3. Kĩ năng bán hàng: Kĩ năng bán hàng là khả năng bạn khiến người khác muốn mua những ý tưởng,

những dịch vụ hay các sản phẩm của bạn. Bạn có làm bất cứ điều gì thì kĩ năng này cũng là cách duy nhất

để bạn có thể kiếm tiền. Dù bạn có cho rằng mình là một người bán hàng kém cỏi đến mức nào đi chăng

nữa thì khi phải làm một công việc gì đó bạn cũng sẽ cố gắng để bán được ít nhất một mặt hàng. Tôi đã vô

cùng ngạc nhiên khi nghe thấy những quan điểm lệch lạc của một số người về chính kĩ năng rất cần thiết

trong kinh doanh này. Hầu như mọi người đều nghĩ rằng buôn bán là phải tính toán gian lận. Nhưng nếu

bạn dành ra chút ít thời gian để nghiên cứu về nghệ thuật bán hàng thì bạn sẽ thấy rằng việc buôn bán

cũng tương tự như việc đưa ra những lời khuyên như bạn nên bắt đầu một ngày như thế nào, bạn chọn con

đường thăng tiến trong công việc ra sao, bạn phải làm gì để ngân hàng cho bạn vay một khoản tiền và làm

thế nào để được lựa chọn vào ban chủ tịch trong câu lạc bộ mà bạn đang sinh hoạt ở bên ngoài. Hoạt động

buôn bán sẽ không diễn ra nếu như thiếu đi việc bán hàng. Nếu như phải liệt kê những kĩ năng cần thiết

trong kinh doanh theo tầm quan trọng của chúng thì có thể tôi sẽ đặt kĩ năng này lên vị trí hàng đầu. Kĩ

năng bán hàng cũng là một phần của kĩ năng tạo nên sự ảnh hưởng, góp phần hoàn thiện khả năng thuyết

phục và thương thuyết mà tôi cũng sẽ đặt kĩ năng này trong top 10 kĩ năng hàng đầu. Nó thật sự quan

trọng đến mức tôi có một lời khuyên bạn là trước khi thực hiện bất cứ kĩ năng nào khác mà tôi đề cập sau

đây bạn cũng nên đọc ít nhất là một trong những cuốn sách viết về những kĩ năng đó mà đang bán chạy

nhất hiện nay. Hãy bắt đầu với cuốn “Bán hàng cho những kẻ ngốc” do Tom Hopkins viết.

4. Năng lực quản lí và tìm kiếm thông tin: Năng lực quản lí và tìm kiếm thông tin bao gồm khả năng

phát hiện ra đâu là những tin tức, sách báo, băng hình, các chương trình đào tạo hay vô số những nguồn

thông tin khác có giá trị nhất, có thể giúp bạn luôn cập nhập trong lĩnh vực chuyên môn của mình cũng

như trong các lĩnh vực khác mà có tác động chặt chẽ nhất tới bạn. Nhưng bên cạnh đó, có những kĩ năng

quản lí và tìm kiếm thông tin tốt còn đồng nghĩa với việc có mối quan hệ với các chuyên gia- những người

mà có thể giúp đỡ bạn và đồng nghĩa với việc có một quyển sổ ghi chép một cách cụ thể những địa chỉ

liên lạc của họ. Đó là bởi bạn cần phải biết cách làm thế nào để tìm ra những “mỏ quặng” mà bạn chưa

biết. Hay bạn cũng cần phải lưu trữ tất cả thông tin mà bạn có được, có thể tiếp cận và bổ sung một cách

dễ dàng. Kĩ năng này quan trọng đến mức hầu hết các công ty đều có một ban riêng chuyên phụ trách

nhiệm vụ này và được quản lí bởi một giám đốc Thông tin. Đối với hầu hết mọi nguời thì việc tạo ra và sử

dụng các dữ liệu thông tin, sử dụng được các chương trình Filofax, Daytimer, DayRunner hay bất cứ

chương trình nào mà bạn ưa thích, để học được những kĩ năng nghiên cứu cơ bản và để có thể tìm kiếm

thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả trên mạng Interet đã là quá đủ.

5. Khả năng áp dụng những công nghệ hiện đại: Tôi thực sự ngạc nhiên bởi có rất nhiều chuyên gia,

giám đốc và các nhà quản lí vẫn đang còn bị tụt hậu khi mà họ phản đối và sợ hãi khi bước vào thế kỉ thứ

Su tÇm : NguyÔn Hång Qu©n - Thµnh c«ng lµ ph¶i biÕt ®i tõ 2 bµn tay tr¾ng 3

rÌn kÜ n¨ng trong kinh doanh

21 thế kỉ mà công nghệ là mối quan tâm hàng đầu. Có một thực tế là bạn cần phải biết được và áp dụng tẩt

cả những công nghệ hiện đại có liên quan đến ngành kinh doanh nói chung và lĩnh vực của bạn nói riêng.

Nếu không có công nghệ thì bạn sẽ chẳng thể nào có những tiến bộ. (Nếu bạn là một giám đốc điều hành

của một công ty nào đó thì đừng bận tâm với những gì tôi đang nói) Ít nhất thì bạn cũng phải có được

những kĩ năng sử dụng máy tính cơ bản nhất. Vâng đúng như vậy điều đó có nghĩa là bạn cần phải biết

cách đánh máy (hay biết cách gõ bàn phím theo như cách gọi hiện nay). Nhưng nó lại không chỉ là kĩ năng

văn phòng hay kĩ năng của một người thư kí đơn thuần. (Mặc dù tôi post bài báo này lên trang web của

mình, nhưng tôi biết là có một số người đọc được những bài báo này là nhờ ai đó down chúng xuống hay

in ra cho họ đọc. Chính vì vậy mà tôi không chắc là tất cả những độc giả của tôi đã biết và công nhận sự

cần thiết của việc biết sử dụng công nghệ thời hiện đại.) Tuy nhiên để tiếp tục bài nói của tôi các bạn

không thể đạt đuợc 9 kĩ năng khác như đã liệt kê phía trên mà lại không thể sử dụng thành thạo các thành

quả công nghệ trong ngành kinh doanh nói chung hay trong lĩnh vực kinh doanh của bạn nói riêng. (Chẳng

hạn như nếu như bạn là một huấn luyện viên, một người dẫn chương trình hay khi bạn trình bày bất cứ

loại bài diễn thuyết nào thì bạn cũng cần phải có những hiểu biết chung và biết cách sử dụng đèn chiếu,

máy chiếu, hệ thống âm thanh hình ảnh, các chương trình đào tạo có máy tính trợ giúp và các phương tiện

âm thanh có sử dụng đèn chiếu từ máy vi tính.

6. Khả năng thuyết phục và thương thuyết: Đây là những năng lực cơ bản để khiến người khác thực

hiện theo những gì bạn mong muốn. Những kĩ năng này rất gần với kĩ năng bán hàng và kĩ năng tạo ra

động lực làm việc. Chúng thực sự cần thiết đối với tính cách của một người lãnh đạo. Mặc dù bạn đã học

những kĩ năng này từ khi còn bé nhưng phải khi lớn lên bạn mới sử dụng chúng. Có rất nhiều hệ thống

hay một loạt những phương pháp mà bạn có thể học để áp dụng vào các những tình huống trong thực tế

mà có thể khiến những người khác hợp tác với bạn nhằm đạt được những mục tiêu của bạn. Người nào

thay mặt cho ông chủ hay các khách hàng của họ sử dụng những kĩ năng này một cách thành công thì hầu

như luôn vượt lên trên những người khác.

7. Có óc suy xét: Dù cho bạn có gọi đó là một sự suy xét khôn ngoan, một cảm giác thông thường, một

lương tri chất phác hay một sự khôn ngoan thường thấy thì đây vẫn là một trong những năng lực có giá trị

nhất trong bất cứ nỗ lực cố gắng nào trong hầu hết mọi xã hội. Đó là khả năng đưa ra những sự đánh giá

chính xác, những lựa chọn khôn ngoan đặc biệt khi chúng có liên quan đến những người khác. Đó còn là

khả năng phát triển những ý kiến đã được thông tin. Nhưng hơn cả thế nó còn bao gồm một trực giác nhạy

bén và một kinh nghiệm đã qua kiểm chứng thực tế. Năng lực này bắt đầu với sự phát triển của cái gọi là “

những kĩ năng tư duy có phê phán”.

8. Khả năng quản lí tình hình tài chính: Bạn không cần phải là một thần đồng về toán học nhưng bạn lại

cần phải biết về dự thảo ngân sách và lên kế hoạch nếu như bạn đang trong ban quản lí một công ty. Lí do

của việc này là bởi có thể bạn sẽ có một khoản ngân quỹ dành cho một phòng ban nào đó mà bạn phải

quản lí. Tuy nhiên nếu bạn muốn trở thành một người lãnh đạo chính trong công ty thì bạn nên biết về tầm

quan trọng của việc nắm vững những vấn đề tài chính của công ty, mà nó bao gồm việc làm tăng vốn cho

công ty, vòng quay tiền mặt, quản lí tài sản, lên kế hoạch về thuế, ngân sách tài chính, đánh giá tiền tệ,

liên doanh liên kết và kết quả của chúng, quản lí tín dụng và tác động của những qui định của chính phủ.

Nếu bạn đã học để lấy bằng MBA thì có thể bạn sẽ được học hầu hết những vấn đề đó trong quá trình học.

Song vẫn còn có rất nhiều thông tin khá dễ hiểu trong các cuốn sách, trong các buổi hội thảo cũng như

trong những chuyến đi làm ăn thương mại khác dành cho những người còn lại trong chúng ta.

9. Kĩ năng viết: Hiện nay là thời đại thông tin cho nên mọi người muốn biết được những gì mà bạn đã

biết. Họ muốn được tiếp cận với những gì mà bạn biết kể cả khi mà họ không thể tiếp cận với bạn. Vì vậy

họ muốn bạn viết ra những điều bạn biết cho họ. Họ muốn bạn viết một cách chính xác và dễ hiểu. Ngược

lại bạn muốn người khác biết và tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở bạn để họ sẽ tuyển dụng bạn, kí kết

hợp đồng với bạn hay mua sản phẩm của bạn. Khi đó bạn cần phải đem tới cho họ những bài viết đầy

Su tÇm : NguyÔn Hång Qu©n - Thµnh c«ng lµ ph¶i biÕt ®i tõ 2 bµn tay tr¾ng 4

rÌn kÜ n¨ng trong kinh doanh

thuyết phục, mang tính khuyến lệ, tạo được sự tin tưởng và chứa đựng nhiều thông tin để khiến cho họ

biết được những gì bạn đã làm, những gì bạn biết và những gì bạn có thể làm. Không còn nghi ngờ gì nữa

bạn hoàn toàn phải có kĩ năng viết để có thể đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp, trong công việc kinh doanh

hay nghề nghiệp. Nếu như tôi chưa nhấn mạnh đúng mức về kĩ năng này thì hãy để tôi nhắc lại một lần

nữa rằng “ bạn cần phải viết”. Và nếu như trình độ ngữ pháp hay chính tả của bạn chưa được tốt thì bạn

cần phải sửa ngay.

10. Kĩ năng nói: Ít nhất thì bạn cũng phải có khả năng điều hành hay tham dự vào các buổi họp hành.

Thậm chí dù cho bạn có là một nhân viên quản lí ở chức vụ bình thường thì bạn cũng phải nói lên được ý

kiến của bản thân hay ý kiến của phòng bạn trong các buổi họp. Nếu như bạn không thể làm như vậy thì

bạn không những không thăng tiến trong công việc mà còn không thể trở thành một nhà quản lí giỏi. Bạn

nên biết lập luận cho mình khi bạn muốn được tăng lương hay nhận được sư ủng hộ về tài chính hay ủng

hộ trong một dự án nào đó. Bạn còn nên biết cách là một người phỏng vấn hay người trả lời phỏng vấn

xuất sắc. Bạn phải biết cách thuyết trình một cách thuyết phục và hiệu quả để giành lấy một công việc, để

đạt được khoản tiền mà bạn mong muốn, để được giao công việc mà bạn yêu thích, để lấy được thông tin

cần thiết, để phổ biến những thông tin mà bạn muốn, để khiến những người khác làm việc gì đó và để thuê

được những nhân công giỏi. Ít nhất thì bạn cũng phải nói tốt khi nói chuuyện chỉ với một khách hàng để

có thể bán được sản phẩm. Tất cả những điều trên đòi hỏi những kĩ năng tương tự như kĩ năng diễn thuyết

nơi đông người. Nếu như bạn hoàn toàn không muốn thực hành kĩ năng này thì bạn có thể học chúng từ

bạn bè, từ một khóa học nào đó hay luyện tập với một vài người bạn của mình. Hoặc như bạn phản đối

cách học như vậy thì hãy học cách diễn thuyết trước đông người.

Rất là dễ khi học những kĩ năng này nhưng một khó khăn thực sự duy nhất lại là nỗi khiếp sợ khốn khổ

mà một người bình thường hay cảm thấy mỗi khi anh ta chuẩn bị cho bài nói của mình ta thậm chí là trước

rất ít khán giả để thực hành những kĩ năng này. Cách dễ nhất mà tôi biết để có được kĩ năng thuyết trình

này, để có thể luyện tập chúng và trở nên thoải mái khi nói trước một hay thậm chí một nghìn khán giả là

tham gia vào câu lạc bộ Toastmasters – câu lạc bộ Những người tuyên bố nâng cốc chúc mừng tại các bữa

tiệc. Tôi thực sự có được cảm giác này sau khi tham gia vào câu lạc bộ Toastmasters chỉ trong ít phút. Sau

đó tôi đã đưa mẹ tôi tới các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ này. Ở cái tuổi hơn bảy mươi của mẹ tôi, bà đã

nói một cách rất nghiêm túc với tôi rằng bà rất vui khi được làm tăng số luợng hội viên của câu lạc bộ

bằng cách trở thành một khán giả trung thành để nghe những người khác nói nhưng bà lại không bao giờ

tham gia diễn thuyết gì cả. Và với chủ đề của hàng tuần thì cách duy nhất để chúng tôi khiến bà nói không

ngừng nghỉ là gắn bà vào những vấn đề của buổi sinh hoạt và nói đùa với bà. Bà không cần những kĩ năng

trong kinh doanh hay tuyển dụng. Nhưng thực sự bà đang cảm thấy rất vui!

Hãy "cách mạng hóa" dịch vụ khách hàng!

Có rất nhiều thứ để nói và viết về chăm sóc khách hàng, về dịch vụ khách hàng và việc làm thế nào để

khách hàng cảm thấy hài lòng nhất. Tuy nhiên, tất cả điều này có ý nghĩa gì? 7 bước dưới đây có tác

dụng như chiếc thấu kính giúp bạn nhìn rõ hơn những hoạt động kinh doanh và nhận ra đâu là nơi mà

bạn có thể “cách mạng hoá” dịch vụ khách hàng của công ty mình.

Bước 1

Bạn hãy đặt câu hỏi cho bản thân: “Việc mua sản phẩm, dịch vụ và giao dịch với công ty của mình dễ

dàng đến mức độ nào đối với khách hàng?”. Rất nhiều công ty thậm chí không có những yếu tố cơ bản

trong dịch vụ khách hàng như trả lời điện thoại qua loa hay thậm chí không trả lời, các nhân viên bán hàng

không được đào tạo đúng cách hoặc tỏ thái độ không quan tâm đến các khách hàng, các nhân viên cũng

như hệ thống quản lý trong công ty không tạo điều kiện để khách hàng có được những gì họ mong

Su tÇm : NguyÔn Hång Qu©n - Thµnh c«ng lµ ph¶i biÕt ®i tõ 2 bµn tay tr¾ng 5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
10 kĩ năng dẫn đến thành công | Siêu Thị PDF