Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

10 ĐIỀU KHÔNG NÊN KHI LÀM ĐỀ TOÁN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Những dạng câu hỏi trong đề Toán
Trong một đề thi tuyển sinh ĐH thường được chia thành ba mức kiến thức. Khoảng
30 - 40% bài tập có yêu cầu trung bình. Khoảng 30 - 40% bài tập có yêu cầu cho học sinh khá
và khoảng 20% bài tập nâng cao chủ yếu để phân loại những học sinh giỏi.
Đề thi môn toán không có câu hỏi về lý thuyết, tất cả câu hỏi được ra dưới dạng bài tập.
Cụ thể, một đề thi tuyển sinh ĐH sẽ có bao gồm các bài tập về các phần kiến thức cơ bản
khác nhau. Thông thường sẽ có một bài tập về hàm số, nếu làm trọn vẹn sẽ được 2 điểm.
Đây gần như là phần kiến thức không thiếu trong đề thi đại học môn toán (cả khối A, B, D)
trong nhiều năm lại đây. Bài tập về hàm số thường được ra dưới dạng một bài toán khảo sát hàm
số và một câu hỏi phụ. Câu hỏi khảo sát hàm số cũng thường được ra một trong các loại sau: hàm
nghịch biến, hàm đồng biến, hàm cực trị...
Một phần bài tập khác thường gặp trong các đề thi ĐH là bài tập tích phân. Có thể đề bài
sẽ bắt thí sinh phải tính tích phân của một bài toán cụ thể hoặc một bài toán có ứng dụng tích
phân.
Từ khi Bộ GD-ĐT ra đề chung đến nay, chủ yếu phần tích phân được hỏi dưới dạng giải
một bài toán có ứng dụng tích phân. Phần bài tập tích phân thường chỉ chiếm 1 điểm trong đề thi.
Tổ hợp cũng là một dạng toán rất quen thuộc trong các đề thi ĐH. Phần này cũng thường
chỉ chiếm 1 điểm. Các bài toán về tổ hợp thường gặp là: Tạo dãy số, phân chia đối tượng, nhị
thức Newton...
Câu thứ tư trong các đề thi đại học thường là một câu hỏi về lượng giác. Phần này cũng
thường chỉ chiếm 1 điểm. Dạng bài tập thường gặp nhất là giải phương trình lượng giác.
Phần hình học trong các đề thi đại học thường được ra các phần sau: Phần hình học
phẳng chủ yếu là về đường thẳng, đường tròn, ba đường cô-níc; phần hình học không gian
thường được ra bài tập theo dạng lập phương trình về đường thẳng, đường thẳng chéo nhau, mặt
phẳng.
Phần bài tập về mặt cầu thường ít được ra hơn nhưng cũng thuộc dạng bài tập "quen
thuộc" của đề thi đại học.
Năm 2005, trong đề chính thức không có phần mặt cầu nhưng trong đề dự bị lại có.