Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

10 căn bệnh của giới quản lý ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
10 căn bệnh của giới quản lý
Tác giả:Tường Anh
“Chứng nhức đầu sổ mũi” hay những “căn bệnh trầm kha” của các nhà lãnh đạo và
điều hành ở bất kỳ doanh nghiệp nào không phải là chuyện hiếm thấy. Tuy nhiên tất
cả đều có thể chữa khỏi, chỉ cần bạn phát hiện kịp thời những biểu hiện sớm của nó
trong vòng 2 năm đầu khi vừa hình thành cấp quản lý này.
Căn bệnh thứ nhất: “Hành khách trên xe buýt”.
Những người đi xe buýt chỉ quan tâm đến việc làm sao để họ đến bến đỗ của mình
nhanh nhất, mà không chút mảy may để ý đến mọi việc xung quanh, đến lái xe, lộ
trình hay cả những hành khách đi cùng trên chuyến xe đó.
Là người xây dựng và tổ chức tập thể trong công ty, lãnh đạo luôn trông đợi ở cấp
dưới sự tham gia tích cực vào mọi hoạt động, làm việc và cống hiến hết mình. Nhưng
ban lãnh đạo lại thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thờ ơ hoặc thái độ sốt
sắng lấy lệ. Khi nhân viên không tự nguyện thực thi nhiệm vụ thường nhật của mình
hay chỉ làm việc chểnh mảng, anh ta chính là “hành khách thừa”. Nếu trong tập thể
của bạn, những “hành khách” này chiếm đa số, thì sớm hay muộn mỗi người cũng sẽ
xuống bến của mình và người cầm lái chỉ còn lại một mình trên xe. Vậy bạn phải làm
gì đây?
Biện pháp dễ dàng thực hiện hơn cả là… sa thải nhân viên đó và tuyển người mới để
thay thế vị trí của anh ta. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường lao động luôn khan
hiếm cán bộ quản lý có trình độ cao, có lẽ bạn nên để ý đến nhân viên của mình hơn
chút nữa. Không loại trừ trường hợp nhà quản lý đó - vốn là một người rất có năng
lực và luôn nhiệt tình công tác - đã không tìm thấy động cơ để làm việc hiệu quả
hơn. Đối với cấp quản lý thì đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất.
Nhiệm vụ của bạn là hãy tìm kiếm và loại trừ ngay nguyên nhân đó.
Căn bệnh thứ hai: “Ai nấy chỉ sống vì mình”.
Không hiếm khi các giám đốc của bạn thực sự cảm thấy thích thú và say mê với công
việc nhằm đạt được thành tích cao nhất, nhưng nguyên nhân của sự năng động đó
lại là lợi ích của bản thân anh ta. Những nhà quản lý như vậy có khuynh hướng làm
việc riêng lẻ, tách biệt khỏi mọi người. Việc tập trung và kết hợp vào tập thể những
bộ phận rời rạc đó không phải là điều đơn giản.
Một trong những cách giải quyết là thể hiện phong cách quản lý cứng rắn và nghiêm
khắc với các hình phạt như cắt thưởng, hạ bậc lương, kỷ luật, đuổi việc… Thế nhưng
khi đó bạn có thể gặp phải trường hợp là họ sẽ cùng liên kết để đối phó với bạn,
thậm chí phản kháng và chống lại bạn. Nhà lãnh đạo quá khắc nghiệt sẽ vô tình tạo
ra áp lực về tâm lý cho cấp dưới, khiến họ mất tinh thần.
Phương pháp này tỏ ra hữu ích trong trường hợp bạn cần tập thể phải hoàn thành