Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

1 dy đồng chí
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
79.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1038

1 dy đồng chí

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÀI 1: ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU

Cần học, nhớ:

1. Giới thiệu tác giả:

- Chính Hữu làm thơ từ năm 1947, là một nhà thơ quân đội hoạt động trong suốt hai cuộc kháng chiến của dân

tộc.

- Phong cách sáng tác: Thơ ông hầu hết chỉ viết về người lính trong suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

- Thơ ông dồn nén cảm xúc, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.

2. Hoàn cảnh sáng tác:

- Mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sau khi tác giả tham gia chiến

dịch Việt Bắc (thu đông 1947).

- In trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966)

- Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954.

3. Thể thơ, chủ đề, đề tài:

- Bài thơ theo thể thơ tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của

tình đồng chí, đồng đội,

4. Bố cục, phân tích 3 luận điểm:

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………..

5. Học thuộc bài thơ, ghi nhớ sgk.

6. Phân tích:

I. Luận điểm 1: Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội. (7 câu đầu)

a, Cơ sở 1: Tương đồng về cảnh ngộ, giai cấp

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá”

- giọng điệu rất đỗi mộc mạc, giản dị. Nó như một lời thủ thỉ, tâm sự, giãi bày.

- nghệ thuật đối để từ đó gợi lên sự đăng đối, sự tương đồng về cảnh ngộ của những người lính. –

- thành ngữ “nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” để nói về xuất thân của họ.

+ “nước mặc đồng chua” chỉ những vùng đồng chiêm, nước trũng, ngập mặn ven biển, khó làm ăn

+ hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” lại gợi về những vùng trung du, miền núi, đất đá bị ong hóa, bạc màu, khó canh tác.

-> Đó là những vùng quê nghèo lam lũ. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm về giai cấp là sợi dây tình

cảm đã nối họ lại với nhau, từ đây họ đã trở thành những người đồng chí, đồng đội.

b, Cở sở thứ hai: Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

- Trước khi nhập ngũ, họ là những người hoàn toàn xa lạ. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc họ lên đường, vừa gặp nhau

giữa họ đã có một sự gắn kết đến kì lạ.

- “Đôi người” có một cái gì đó gắn bó khăng khít lắm. Mặc dù là những người xa lạ nhưng họ chung cảnh ngộ xuất thân

giờ lại chung lí tưởng nhiệm vụ nên gắn kết cũng là điều dễ hiểu.

- Hình ảnh thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!