Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

1 8 22 đề cuong thi mon khoa hoc lanh dao
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1. Hãy nêu vai trò, chức năng của lãnh đạo? Quan điểm giữa lãnh đạo và quản
lý? Liên hệ thực tiễn ở địa phương, đơn vị?
Trả lời
Lãnh đạo là hoạt động theo suốt chiều dài lịch sử xã hội loài người. Các triết gia thời
Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa cổ đại đồng nhất nhà lãnh đạo với các bậc đế vương, với việc
trị nước, quản dân. Trong thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XVI), hoạt động lãnh đạo luôn gắn
với vị thế cá nhân của người đứng đầu thành bang, quốc gia hay dân tộc. Lãnh đạo cũng
đồng nhất với hoạt động chính trị với trọng tâm là giành quyền lực, giữ quyền lực và sử
dụng quyền lực trong quan hệ với thần dân. Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp và cách
mạng tư sản, lãnh đạo mới dần tách khỏi hoạt động chính trị, mở rộng phạm vi hoạt động
và gắn liền với tiến trình phân công và chuyên môn hóa lao động xã hội của loài người.
Hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành, phối hợp,… đều nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn
về loại hình lao động đặc thù. Hoạt động lãnh đạo có vai trò nhằm đảm bảo điều kiện cho
các hoạt động khác đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu suất và hiệu quả cao nhất.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tác động của cách mạng khoa học, công nghệ và
tiến trình toàn cầu hóa mạnh mẽ tương ứng với tiến trình hội nhập quốc tế sâu sắc của
từng quốc gia cũng như nguy cơ từ các vấn đề sinh thái và an ninh toàn cầu đã dẫn đến
những thay đổi căn bản trong tổ chức hoạt động của các tổ chức, cơ quan, cộng đồng và xã
hội rộng lớn. Việc tìm kiếm, nắm bắt cơ hội mới, việc thay đổi để thích ứng và chủ động
trong quá trình toàn cầu hóa, việc dẫn dắt tổ chức, cộng đồng, xã hội đi đến thành công và
việc khơi nguồn sáng tạo và động lực hành động của con người, trong một thế giới khoa
học và tri thức đã trở thành thách thức lãnh đạo và đòi hỏi những tri thức mới về lãnh đạo.
Như vậy, lãnh đạo ra đời chính là do nhu cầu lao động xã hội và nó có vai trò rất quan
trọng trong nhu cầu đó. Lãnh đạo là quá trình hành động gây ảnh hưởng lên người khác
nhằm khơi dậy cảm xúc và cam kết cùng hành động vì mục tiêu chung.
Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện
và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Người lãnh đạo không đứng
đằng sau để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt mình lên trước, động viên mọi người hoàn
thành mục tiêu đã đề ra. Bất kể một người quản lý lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra kết
quả có tốt đến đâu, người đó vẫn phải hỗ trợ những hoạt động đó bằng cách đưa ra những
chỉ dẫn cho mọi người, thông tin đầy đủ và lãnh đạo tốt. Việc lãnh đạo phải dựa trên sự
hiểu biết về động cơ của con người là gì và điều gì làm cho họ thỏa mãn khi họ góp sức
vào việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Một nhà lãnh đạo hiện đại, cần tập trung
vào các vai trò sau: Phục vụ, định hướng, quản lý những tiêu chuẩn cao và kết quả tốt,
huấn luyện, người làm thay đổi, làm gương.
Về chức năng lãnh đạo:
Một là, kiến tạo tầm nhìn cho tổ chức, cho tiến trình xã hội cũng như hoạch định
chiến lược để thực hiện hóa tầm nhìn.
Hai là, xây dựng giá trị và văn hóa tổ chức: tạo lập những giá trị mới và tiểu văn hóa
đặt thù nhằm gắn kết các cộng sự, nhân viên và xây dựng hình ảnh của tổ chức trong nhìn
nhận của cộng đồng, xã hội.
Ba là, động viên và thúc đẩy cộng sự: truyền cảm hứng về tầm nhìn, về giá trị mới,
cảm nhận, chia sẻ và thấu hiểu mong muốn và khả năng đóng góp của cộng sự, nhân viên
cũng như sự phát triển của bản thân họ.