Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

02-Bien phap XD doi ngu
PREMIUM
Số trang
112
Kích thước
13.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1465

02-Bien phap XD doi ngu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG DẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO II

NGUYỄN THỊ NHUNG

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON

TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2003

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường cán bộ quản lý

GD&DT.-TW2, Ban lãnh dạo trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Quý thầy,

cô đã trực tiếp giảng dạy, dìu dắt tôi trong quá trình học tập.

Đặc biệc tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Xuân Hồng, người đã tận tình

hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hình thành và hoàn chỉnh luận văn này.

Xin cảm ơn lãnh đạo sỏ GD&ĐT tỉnh Bình Phước và phòng Giáo dục Mầm non đã tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin cảm ơn lãnh đạo và chuyên viên phụ trách ngành học mầm non các phòng

GD&DT. Các hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên các trường mầm non của ở huyện,

thị đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập thông tin trong quá trình thực hiện luận văn này.

Tuy luận văn được hoàn thành có sự nỗ lực và tập trung cao độ của bản thân, nhưng

không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận dược sự đóng góp của quý

thầy, cô trong hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp.

3

MỤC LỤC

30TLỜI CẢM ƠN30T .............................................................................................................. 3

30TMỤC LỤC30T .................................................................................................................... 4

30TKÝ HIỆU VIẾT TẮT30T .................................................................................................. 9

30TPHẦN MỞ ĐẦU30T ........................................................................................................ 10

30T1. Lý do chọn đề tài và sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu30T .............................................10

30T1.1. Lý do chọn đề tài30T ....................................................................................................10

30T1.2. Sơ lược lịch sử vấn đề30T ............................................................................................11

30T2.Mục đích nghiên cứu30T .....................................................................................................13

30T3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu30T ..............................................................................13

30T4.Nhiệm vụ nghiên cứu30T ....................................................................................................13

30T5.Phạm vi nghiên cứu30T .......................................................................................................13

30T6.Phương pháp nghiên cứu30T ..............................................................................................13

30T7. Cấu trúc luận văn Phần mở đầu30T ..................................................................................14

30TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BÌNH PHƯỚC30T .................................... 15

30T1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan trực tiếp đến đề tài30T ......................................15

30T1.1.1. Khái niệm chung về quản lý30T ................................................................................15

30T1.1.2. Quản lý giáo dục30T ..................................................................................................20

30T1.1.3.Quản lý Giáo dục Mầm non30T .................................................................................22

30T1.1.4.Người cán bộ quản lý mầm non30T ...........................................................................22

30T1.1.5. Xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý trường mầm non30T ...........................................23

30T1.2.Ý nghĩa việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non30T ............................23

30T1.3.Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ

quản lý trường học30T ............................................................................................................24

30T1.4. Đặc điểm của bậc học mầm non30T ...............................................................................25

4

30T1.4.1. Vai trò, vị trí giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân30T ...................25

30T1.4.2. Mục tiêu giáo dục mầm non từ năm 2001 - 201030T................................................26

30T1.4.2.1. Đối với cả nước30T ............................................................................................26

30T1.4.2.2. Mục tiêu giáo dục mầm non Bình Phước từ năm 2010 - 201030T ....................27

30T1.4.3.Tính chất:30T ..............................................................................................................28

30T1.4.4.Nhiệm vụ:30T .............................................................................................................29

30T1.4.5. Nội dung, chương trình giáo dục mầm non30T .........................................................29

30T1.4.5.1. Về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ :30T ...................................................29

30T1.4.5.2. Về giáo dục và phát triển:30T ............................................................................30

30T1.4.6. Cơ sở của giáo dục mầm non30T ..............................................................................30

30T1.5. Đặc điểm hoạt động quản lý trường mầm non30T.........................................................30

30T1.6. Những tiêu chuẩn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non30T ...31

30T1.6.1. Về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo30T..........................................................32

30T1.6.2. Về năng lực lãnh đạo30T ...........................................................................................32

30T1.6.3. Về tác phong quần chúng30T ....................................................................................32

30T1.7. Hiệu trưởng trường mầm non30T...................................................................................34

30T1.7.1. Bộ máy quản lý trường mầm non30T ........................................................................34

30T1.7.1.1. Hiệu trưởng30T ..................................................................................................34

30T1.7.1.2. Phó hiệu trưởng30T ...........................................................................................35

30T1.7.2.1. Về phẩm chất30T ................................................................................................36

30T1.7.2.2.Về năng lực30T....................................................................................................36

30T1.8. Đặc trưng của người cán bộ quản lý trường mầm non30T ...........................................37

30TCHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM

NON VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ ẤY Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC30T..... 40

30T2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Bình Phước30T ..........................40

30T2.2. Khái quát tình hình phát triển Giáo dục và Đào tạo Bình Phước30T ..........................41

5

30T2.2.1. Quy mô trường lớp, học sinh các cấp học, ngành học của Giáo dục và Đào tạo

tỉnh Bình Phước30T .............................................................................................................41

30T2.2.2.Cơ sở vật chất và trang thiết bị30T .............................................................................42

30T2.2.3.Đội ngũ giáo viên30T .................................................................................................42

30T2.3. Khái quát tình hình phát triển giáo dục mầm non tỉnh Bình Phước30T......................42

30T2.3.1. Quy mô phát triển trường lốp, trẻ Mầm non30T .......................................................42

30T2.3.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non30T ................................44

30T2.3.3. Cơ sở vật chất30T ......................................................................................................45

30T2.4. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Bình Phước30T ....................48

30T2.4.1. Quy mô về số lượng và cơ cấu30T ............................................................................48

30T2.4.2. Về trình độ các mặt của đội ngũ cán bộ quản lý mầm non30T .................................48

30T2.4.3. Về chế độ, chính sách của cán bộ quản lý trường mầm non30T ...............................51

30T2.4.4. Về tuổi đời và thâm niên công tác30T .......................................................................52

30T2.4.5. Thực trạng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm tỉnh

Bình Phước30T ....................................................................................................................53

30T2.5. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Bình

Phước30T.................................................................................................................................61

30T2.6. Thực trạng vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Bình

Phước30T.................................................................................................................................64

30T2.6.1. Công tác tuyển chọn, đề bạt cán bộ quản lý mầm non30T ........................................64

30T2.6.2.Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý mầm non30T ...........................64

30T2.6.3.Điều kiện làm việc và hoạt động của cán bộ quản lý mầm non30T ...........................65

30T2.7. Đánh giá chung về thực trạng việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm

non tỉnh Bình Phước30T ........................................................................................................65

30T2.7.1.Điểm mạnh30T ...........................................................................................................65

30T2.7.2.Điểm yếu30T...............................................................................................................65

6

30T2.7.3. Nguyên nhân yếu kém của đội ngũ cán bộ quản lý có liên quan đến các vấn đề

sau :30T ................................................................................................................................66

30T2.7.4. Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Bình Phước30T 67

30T2.7.5. Kết qủa thăm dò ý kiến về tính cấp thiết và khả năng thực hiện bie5n pháp xây

dựng đội ngũ cán bộ quản lý mầm non30T .........................................................................69

30TCHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ

TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BÌNH PHƯỚC30T ....................................................... 71

30T3.1. Định hướng chung30T.....................................................................................................71

30T.1.1.Những căn cứ để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý mầm non30T .............................72

30T.1.2.Yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non giai đoạn 2000 -

2010:30T ..............................................................................................................................72

30T3.2. Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non30T ...............................73

30T.2.1. Quy hoạch cán bộ theo định kỳ, kế hoạch hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ cán bộ quản lý:30T........................................................................................................73

30T.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo và nội dung, chương trình bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

quản lý tại địa phương30T ...................................................................................................74

30T.2.3. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý trường mầm non sát với yêu

cầu, nhiệm vụ quản lý nhà trường30T .................................................................................78

30T.2.4. Cung cấp đầy đủ tài liệu về chuyên môn, quản lý và các văn bản quy phạm pháp

luật, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý mầm non có cơ sở làm việc30T ..............................79

30T.2.5. Tự đào tạo, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của cán bộ quản lý mầm non30T

.......................................................................................................................................79

30T3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra30T .............................................................80

30T.2.7. Cải tiến một bước công tác tổ chức cán bộ cho phù hợp vối đặc trứng bậc học

mầm non30T ........................................................................................................................81

30T3.3. Mối quan hệ của các biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non30T

............................................................................................................................................84

30TPHẦN KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ30T ................................................................. 86

7

30T1. Kết luận30T .........................................................................................................................86

30T2. Khuyến nghị30T ..................................................................................................................88

30TDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO30T ................................................................. 90

30TA. VĂN KIỆN VÀ CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN30T.........................................................90

30TB. CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC30T...................................................................................90

8

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CBQLMN : Cán bộ quản lý mầm non

CBQL : Cán bộ quản lý

CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục

GDMN : Giáo dục mầm non

TCSP : Trung cấp Sư phạm

TCSPMN : Trung cấp Sư phạm mầm non

SCSPMN : Sơ cấp Sư phạm mầm non

PTCS : Phổ thông cơ sở

PTTH : Phổ thông trung học

UBND : Ủy ban nhân dân

ĐH - CĐ : Đại học - Cao đẳng

QL : Quản lý

9

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài và sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1. Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của Giáo dục và Đào tạo trong thời đại ngày

nay, Nghị quyết TW.2 (khóaVIII) Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định Giáo dục và Đào

tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo là đầu tư cho phát triển.

Đội ngũ CBQL giáo dục là bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà

nước ta. Xây dựng đội ngũ CBQL là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm

vụ đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Có cán bộ

tốt việc gì cũng xong. Muốn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Cán

bộ là cái gốc của công việc”, tr 452). Đảng ta chỉ ra rằng, sau khi đã có đường lối đúng đắn

thì cán bộ là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Do

vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục "đủ về số lượng, mạnh về chất lượng"

sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng mà đội

ngũ cán bộ quản lý là một trong những "nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục".

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học mầm non là bậc học cơ bản, là mắt xích

đầu tiên, là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.

Quản lý bậc học này là công việc hết sức khó khăn, nặng nề và phức tạp, đòi hỏi người

CBQL, trước hết phải tâm huyết với nghề, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải hội tụ đầy đủ những

yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, vững vàng về chính

trị để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong giai đoạn hiện nay, bậc học mầm non đang gặp nhiều khó khăn về đội ngũ

CBQL vì đa số chưa được đào tạo chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý một cách cơ

bản, hệ thống và cũng chưa có biện pháp cụ thể nào để phát hiện ra những giáo viên có khả

năng làm công tác quản lý một cách khoa học, chính xác, đồng thời còn thiếu một chương

trình đào tạo chính quy và rất hiếm các tài liệu viết về quản lý mầm non thường xuyên, bài

bản.

Trong những năm gần đây, đội ngũ CBQL trường mầm non tỉnh Bình Phước cũng đã

có những đóng góp to lớn trong việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc

10

giáo dục trẻ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều trường

chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu này. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại là:

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của một số CBQL còn thấp, thiếu năng

động và chưa đồng bộ, kỹ năng thực hành hạn chế.

- Một số CBQL tuy là giáo viên giỏi nhưng còn thiếu về kiến thức quản lý nhà trường,

thiếu năng lực tổ chức các điều kiện phục vụ mục tiêu đào tạo.

- Phần lớn CBQL trước đây thường được bổ nhiệm, đề bạt mà không qua đào tạo. Họ

vừa làm, vừa mày mò học hỏi, rút kinh nghiệm.

Vì thế, để đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, thì vấn đề tìm biện pháp xây dựng

đội ngũ CBQLMN đã trở nên bức xúc và được bàn nhiều trong các hội nghị CBQL của

ngành, đặc biệt là tại các cuộc họp cán bộ cốt cán ngành học mầm non. Nhưng đến nay vẫn

chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này một cách đầy đủ.

Xuất phát từ cơ sở và thực trạng nêu trên. Chúng tôi quyết định chọn vấn đề: "Biện

pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Bình Phước" làm đề tài

nghiên cứu.

1.2. Sơ lược lịch sử vấn đề

Việc quản lý ngành học mầm non ở Việt Nam những năm gần đây đã được các cấp,

các ngành quan tâm và có nhiều đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước tập trung nghiên cứu

xung quanh những vấn đề như: Xây dựng mục tiêu đào tạo GDMN; Xây dựng chương trình

chăm sóc giáo dục trẻ theo từng lứa tuổi; Chiến lược phát triển GDMN; Mô hình trường

mầm non trọng điểm; Tiêu chuẩn thi đua về quản lý bậc học mầm non... Thế nhưng, việc

nghiên cứu riêng về CBQL trường mầm non từ trước đến nay còn quá ít. Theo tài liệu

"Thống kê các chương trình nghiên cứu về khoa học quản lý GDMN 1987-1995", Bộ

GD&ĐT (8, tr 175) thì chưa có một công trình nào nghiên cứu về CBQLMN cấp trường.

Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, vấn đề này đã được đề cập một cách rải rác trong các

tài liệu sau:

- "Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng Mẫu giáo " (Bộ GD&ĐT ban hành năm 1989).

- "Một số vấn đề quản lý trường Mầm non "của Đinh Văn Vang (Đại học Quốc gia Hà

Nội, Đại học Sư phạm, Hà Nội 1996).

11

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!